Skip to main content

Trong “thời đại thông tin” vốn tràn lan tin giả, truyền nhân “thần gió”, và những cuốn sách “mì ăn liền”, tôi cần một bộ khung lọc thông tin để không lãng phí thời gian cuộc đời và bị dắt mũi bởi những thứ tào lao.

Bài dịch dưới đây từ tác giả Josh Kaufman sẽ giúp bạn tránh những cạm bẫy thông tin trên.

Đây là một cấu trúc đơn giản tôi dùng để đánh giá tài liệu phi tiểu thuyết (sách, bài báo, bài luận, v.v..) nào đáng đọc:

Điều đó có đúng đắn không?

Điều này có giải thích thế giới theo hướng nào không? Thông tin có vẻ tương ứng với cách mọi thứ vận hành trong thế giới, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm sẵn có? Tài liệu có trích nguồn không? Tài liệu có lạm dụng thiên kiến nhận thức để trông có vẻ hấp dẫn hay thuyết phục hơn không?

Điều đó có hữu ích không?

Điều này có thể được áp dụng để tạo ra kết quả tốt hơn trong những lĩnh vực quan trọng, hay nó là một hình thức giải trí trí tuệ? Có hành động tiếp theo rõ ràng nào từ việc đọc tài liệu này không? Tài liệu có gợi ý những thứ nên làm hoặc thử? Bạn có đang ghi chú để áp dụng sau khi đọc xong tài liệu không?

Điều có có rõ ràng không?

Tác giả có trình bày thông tin theo cách làm cho thông tin thẳng thắn để hiểu và áp dụng không? Nếu chủ đề liên quan đến kỹ thuật hoặc khó nuốt, tác giả có cố gắng làm cho nó dễ tiếp cận hơn không? Tác giả có dự trù và trả lời những lời phản bác hoặc rào cản để hiểu thường gặp?

Những tài liệu tốt nhất có cả ba phẩm chất trên. Nếu nó không đúng đắn, không hữu ích, hoặc không rõ ràng, thì tốt nhất là tìm tài liệu khác trừ phi mục đích của bạn là để tiêu khiển.

Bộ khung này cũng là điểm xuất phát tốt để viết phi tiểu thuyết. Nếu những gì bạn viết chưa đúng đắn, hữu ích, và rõ ràng, bạn vẫn còn việc phải làm.

Hỏi đáp, bình luận hoặc thắc mắc ở đây...