Anh hiểu cô, cô cũng như anh. Họ, một thế hệ thanh niên mới mẻ, đến với nhau bằng một tình yêu hoàn toàn trong sáng. Một tình yêu bắt nguồn cả hai phía, vì người này khi yêu đã nhận được sự đáp trả của người kia; một tình yêu trong đó hai người cùng thu hút nhau và hoàn toàn bình đẳng. Một tình yêu bền bỉ và đắm đuối đến mức nếu không lấy được nhau thì dó sẽ là điều đau khổ lớn nhất trong đời họ; một tình yêu mà vì nó cả hai đều phải liều mình, dấn thân vào hiểm nguy mà không e ngại, nề hà. Một tình yêu xuất hiện với tư cách là sự say mê thuần túy hướng về cái đẹp, cái thiện, cái đúng, khiến cho toàn bộ việc xử sự với nhau chỉ dựa trên cơ sở đó, một tình yêu xa lạ với ưu vụ lơi. Một tình yêu duy nhất và tin cậy hoàn toàn đến độ có thể dâng hiến sự trinh bạch cho người yêu mà chẳng ngại ngần, vì không sợ một hậu quả xấu xa, nặng nề nào. – Mùa lá rụng trong vườn
Mối quan hệ là những khía cạnh phức tạp nhất trong đời mỗi người, nhất là những mối quan hệ dài lâu như hôn nhân. Mối quan hệ của bạn có thể nâng bạn lên những tầm cao mới hoặc kéo lê bạn qua vũng lầy.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn bị mắc kẹt ở giữa?
Điều gì xảy ra nếu mối quan hệ của bạn khá tốt, 7 điểm chẳng hạn. Bạn có nên ở lại, cam kết với mối quan hệ này suốt đời? Hay bạn nên đi và tìm điều gì đó tốt hơn?
Đây là trạng thái mâu thuẫn tư tưởng cực độ. Bạn vừa yêu vừa ghét. Bạn không chắc điều nào đúng. Có thể cái bạn đang có đã đủ tốt và bạn là đồ ngốc mới bỏ đi để tìm một mối quan hệ mới mà bạn sẽ không bao giờ tìm ra. Hoặc có thể bạn đang kiềm giữ chính mình lại từ việc tìm những mối quan hệ thực sự đong đầy có thể phục vụ bạn suốt cuộc đời còn lại. Thật khó nghĩ!
May mắn thay, có một quyển sách để giúp bạn vượt qua tình trạng tiến thoái lưỡng nan này: Too Good to Leave, Too Bad to Stay của Mira Kirshenbaum. Cuốn sách đã thay đổi hoàn toàn cách tôi nghĩ mối quan hệ dài hơi với người yêu, sếp, gia đình, bạn bè. Nếu bạn đang muốn cải thiện tình trạng những mối quan hệ của mình, đây là cuốn sách phải đọc.
Tại sao cách “Cân Đo Đong Đếm” không hiệu quả?
Cách sai lầm nhất khi quyết định là phương pháp cân đo đong đếm điểm tốt và xấu của việc đi và ở. Mọi người đều làm như thế và mọi người đều làm sai. Đặt mọi thứ lên bàn cân có vẻ hợp lý, nhưng điều này sẽ không cho bạn đúng thông tin bạn cần để ra quyết định. Bất kỳ mối quan hệ nào cũng có điểm tốt và xấu, làm sao bạn có thể biết rõ cái của bạn trầm trọng, tha thứ được hay tuyệt vời? Điểm xấu sẽ bảo bạn bỏ đi, trong khi điểm tốt bảo bạn ở lại. Bạn như đóng 2 vai trái ngược nhau trong phiên tòa: vừa làm luật sư bào chữa vừa làm luật sư khởi tố. Phát điên, phải không?
Vậy đâu là cách tiếp cận đúng? Trong việc đi hay ở thì phương pháp chẩn đoán sẽ chính xác hơn cả. Chẩn đoán tình trạng thực sự của mối quan hệ thay vì cố gắng cân nó lên bàn cân. Điều này sẽ cho bạn thông tin cần thiết để đưa ra quyết định thông minh và biết rõ tại sao bạn lại có quyết định này. Nếu bạn vừa yêu vừa ghét, có nghĩa là mối quan hệ của bạn đang bị bệnh. Chấn đoán ra bản chất của bệnh tật là cách khởi đầu đúng đắn.
Để chẩn đoán, bạn sẽ phải tự trả lời 36 câu hỏi có/không. Mỗi câu hỏi như một tấm màng lọc. Khi bạn vượt qua được màng lọc này, bạn tiếp tục câu hỏi kế. Nếu không vượt qua được, thì lời khuyên là bạn nên kết thúc mối quan hệ đi. Chỉ khi bạn vượt qua được 36 câu hỏi, bạn mới nên ở lại. Nếu bạn bị mắc kẹt tại một câu hỏi, lời khuyên chân thành là hãy bỏ đi.
Nghe cực kỳ như vậy, nhưng hầu hết các màng lọc này đều dễ biết được câu trả lời. Một số câu sẽ khiến bạn phải suy nghĩ nhiều. Nhưng những câu như “Người yêu có đánh đập bạn không?” thì không cần phải động não. Nếu bạn phải suy nghĩ, thì bạn cũng không cần bất kỳ lời khuyên nào cũng biết được mối quan hệ của mình đang rơi vào vũng bùn.
Vì sao lời khuyên của tác giả hiệu quả? Bởi chúng dựa trên những trải nghiệm thật sau khi đưa ra quyết định đi hay ở của hàng trăm cặp đôi. Không ai biết trước được ngày mai. Nhưng có một số khuôn mẫu lặp đi lặp lại. Người ra quyết định đi-ở có cảm thấy mình đã đưa ra quyết định đúng nhiều năm sau không? Nếu họ ở lại với nhau, mối quan hệ có nảy nở thành điều gì đó tuyệt vời hay tàn héo thành cơn oán giận? Nếu họ chia tay, họ có tìm thấy niềm hạnh phúc mới hay trải qua sự hối tiếc vĩnh cửu sau khi bỏ đi?
Đọc quyển sách này giống như nhìn thấy trước được tương lai mối quan hệ của bạn. Lời khuyên đi-ở dựa trên sự quan sát và ý kiến chuyên môn của tác giả, cho nên bạn đừng mù quáng tuân theo. Nhưng hầu hết lời khuyên đều có lý có tình. Không ngạc nhiên khi biết mối quan hệ với một kẻ nghiện ma túy sẽ chắc chắn rơi vào vòng oan nghiệt. Nhưng mối quan hệ với một người bạn không kính trọng thì sao? Người yêu phương xa thì sao? Mối quan hệ với một người nghiện việc có thu nhập gấp 10 lần bạn thì sao? Bạn có muốn biết những mối quan hệ này sẽ có kết thúc như thế nào nếu họ ở lại hoặc chia tay?
Khi nào thì bạn nên chia tay? Bạn nên chia tay, nếu việc ở lại khiến bạn không hạnh phúc, và việc ra đi sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn. Hạnh phúc dài lâu là điều tối quan trọng, và đó là hạnh phúc của cá nhân bạn chứ không phải của người yêu bạn.
Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng “đi không đặng, ở chẳng đừng”, bạn nên dành thời gian đọc cuốn sách này để cắt giảm bớt những đêm trắng đầm đìa nước mắt và những tháng ngày đau khổ. Đôi khi sự đau khổ có thể âm ỉ hàng chục năm. Bạn cũng có thể sử dụng cuốn sách để cải thiện mối quan hệ của mình lên tầm cao mới. 36 câu hỏi sẽ giúp bạn chuẩn đoán điểm yếu trong mối quan hệ của mình, có thể dẫn đến đổ vỡ và giúp bạn ý thức hàn gắn lại.
Có Thể Bạn Đã…
Có thể bạn đã nỗ lực vun vén mối quan hệ. Một mối quan hệ cần nỗ lực và cam kết của cả hai. Một người không thể đơn độc gánh vác. Bạn đã thử những kỳ nghỉ lãng mạn, những cuộc đối thoại thẳng thắn, những quyển sách dạy-tình, và có thể cả tham vấn tâm lý. Bạn đã thử bỏ qua những thứ làm tổn thương hay phiền lòng bạn. Bạn đã thử làm người ấy hạnh phúc, và bạn đã thử tạo cơ hội để người ấy làm bạn hạnh phúc. Bạn đã thử rất nhiều…hẳn rất khó nhớ tất cả những gì bạn đã thử.
Có thể bạn bè bạn đã cố gắng giúp đỡ. Nhưng bạn bè cũng không cho bạn được sự rõ rang bạn đang tìm kiếm. Có thể họ đã lắng nghe đã ủng hộ đã đưa lời khuyên. Nhưng khi bạn cố gắng sắp xếp những lời khuyên đó, bạn của bạn vẫn chưa có thể thuyết phục bạn điều gì là tốt nhất.
Có thể bạn đã rơi vào những trường hợp sau:
- Có người gặp ai cũng nói chuyện, hỏi tất cả những ai biết và quan tâm đến cô nên làm gì.
- Người khác suy nghĩ liên thu bất tận nên đi hay nên ở cả ngày lẫn đêm cho đến khi cái đầu muốn nổ tung ra.
- Người khác dành hàng giờ thiền định, xóa bỏ mọi suy nghĩ khỏi đầu, để cho một tín hiệu thần thánh hiện ra và chỉ anh cách tốt nhất.
- Người khác thử phương pháp lý tính, đặt số cho mỗi điểm tích cực và tiêu cực, để tính tổng xem mình nên làm gì, nhưng anh ta luôn không tin và không làm theo kết quả cuối cùng.
- Người khác phủ nhận mối quan hệ của mình có vấn đề: vấn đề không phải là mối quan hệ, vấn đề chỉ là nỗi sợ cam kết của anh ta mà thôi.
- Người khác cứ tiếp tục ra đi, không phải vì cô muốn mà vì cô hy vọng chia tay sẽ làm mọi thứ rõ rang hơn. Nhưng rồi cô lại tiếp tục mối quan hệ.
Một mối quan hệ đi không đặng ở chẳng đừng có thể giết chết bạn về cảm xúc khi bạn lại ở trong khi nên ra đi, và có thể giết chết mối quan hệ của bạn khi bạn nghĩ nên ra đi trong khi mọi thứ có thể sửa chữa được nếu bạn nỗ lực hàn gắn. Mỗi khi có một tín hiệu chỉ ra bạn nên đi hay ở, bạn hẳn lại tự nhủ, “Không, làm gì đơn giản như thế. Có nhiều thứ lắm khiến mình phải nghĩ thêm.” Rồi ký ức và cảm xúc len lỏi vào và bạn nói, “Tốt nhất mình không nên quyết định cho đến khi mình thấy điều gì là tốt cho tất cả mọi người”. Nhưng bạn không bao giờ thấy điều tốt nhất cho tất cả mọi người.
Khi nói về mối quan hệ, từ đàn ông và đàn bà, từ già đến trẻ, từ khôn vặt đến thông thái, đều có thể mắc kẹt trong tình yêu, không biết phải làm thế nào. Tình yêu là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng chúng ta không phải nô lệ của tình yêu. Chúng ta không phải là những kẻ ngốc của tình yêu. Tình yêu không mù quáng và không ngu dốt. Tình yêu có thể thấy và có thể học. Nếu bạn để tình yêu của bạn nhìn thấy sự thật về mối quan hệ, nếu bạn để tình yêu chăm sóc mình, tình yêu sẽ phản hồi một cách phù hợp.
Đừng nhầm lẫn việc bạn nên ra đi từ mối quan hệ hiện tại với việc bạn có thể tìm mối quan hệ mới. Nếu rõ ràng là mối quan hệ hiện tại của bạn nên kết thúc, hãy kết thúc. Bạn có thể độc thân trong một khoảng thời gian, nhưng đừng tiếp tục mối quan hệ quá cố chỉ như một thói quen hay vội vã lấp đầy chỗ trống bằng một mối quan hệ mới không đồng điệu. Khi bạn một mình lại rồi và đủ bình tĩnh, bạn có tìm được mối quan hệ mới thật sự xứng đáng.
36 Câu Hỏi Chẩn Đoán
Những câu hỏi này chỉ toàn là tin lành! Nếu tốt nhất là bạn nên ở lại, bạn sẽ có thỏa mãn đối mặt với tất cả các vấn đề và nhận ra mối quan hệ của bạn thực sự quá tốt để ra đi. Bạn biết trái tim mình đã bình yên. Và nếu tốt nhất là bạn nên ra đi, bạn sẽ thấy được sự an lòng từ việc hiểu ra tại sao mối quan hệ của bạn quá tồi để ở lại. Khi bạn kết thúc một mối quan hệ xứng đáng kết thúc, bạn đang giải phóng hai người để tiếp tục những cuộc sống tốt hơn.
Những câu hỏi này đưa bạn đến một điểm quan trọng: một mối quan hệ nên cải thiện cuộc sống bạn, không phải làm bạn kiệt quệ. Ít ra, bạn cũng nên hạnh phúc khi ở trong mối quan hệ hơn là ở ngoài. Khi cuộc chia tay có thể dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp (con cái, pháp lý, tài sản, thanh danh), điều đó vẫn có thể dẫn đến hạnh phúc dài lâu hơn là ở trong một mối quan hệ quá cố có thể ngăn chặn bạn tìm đến hạnh phúc.
Những câu hỏi chẩn đoán này cũng áp dụng rộng rãi cho mối quan hệ giữa người với người, không chỉ trong tình yêu. Bạn bè. Gia đình. Hôn nhân. Công ty tổ chức. Bạn có thể bỏ qua các phần tình dục, nhưng sự tôn trọng, niềm vui, các mục tiêu chung, những hành vi ứng xử tha thứ được, bảo đảm nhu cầu của mình được thỏa mãn, v.v…đều áp dụng tốt cho một mối quan hệ trong sự nghiệp. Ví dụ, nếu sếp của bạn từ chối khi bạn muốn thảo luận tương lai của mình ở công ty, đó là một dấu hiệu bạn nên ra đi.
Sự chuẩn đoán này có thể thuyết phục bạn mối quan hệ của bạn quá tốt để ra đi. Tình trạng này có thể kéo dài vĩnh viễn, hoặc có thể thay đổi ở đâu đó trên đường đời. Bạn không thể kiểm soát tất cả mọi biến cố. Nhưng ít ra bạn cũng có được một phương pháp vững chắc để quyết định nên nỗ lực vì mối quan hệ hiện tại hay nên lên kế hoạch kết thúc nó.
Bạn có thể hạnh phúc hơn trong một mối quan hệ mới (hoặc độc thân) thay vì đầu tư quá nhiều để cứu một mối quan hệ đang kéo bạn xuống vũng lầy. Nếu mối quan hệ của bạn đang dành để chống chọi lẫn nhau thay vì chia sẻ tình yêu, bạn tốt hơn nên để nó đi và tha thiết với một mối quan hệ sẽ cho bạn những phần thưởng xứng đáng hơn với ít nỗ lực hơn.
Trong bất kỳ mọi mối quan hệ nào, hãy nhớ đến liều lượng hiệu quả tối thiểu: chọn những điều tối thiểu nhất để đạt hạnh phúc của bạn.
36 Câu Hỏi “Đi Không Đặng, Ở Chẳng Đừng”
1. Hãy nghĩ về quãng thời gian hạnh phúc nhất trong mối quan hệ của 2 người. Nhìn lại, bạn có thấy là 2 người đã từng rất hạnh phúc bên nhau không?
Chuyện chưa bao giờ tốt đẹp sẽ không thể nào tiến triển thêm lên được.
2. Có bao giờ bạn chịu đựng bạo hành thể giác nhiều hơn 1 lần chưa?
Bạo hành thể xác nghĩa là tình yêu đã chết.
3. Liệu bạn đã quyết tâm để theo đuổi những việc làm hoặc lối sống mà không có bạn đời của mình chưa?
Khi bạn nghĩ tới việc chia tay và hành động như thể bạn sẽ làm vậy, đó là điều bạn sẽ làm. Chỉ có bạn mới hiểu rõ.
4. Nếu Chúa trời hoặc đấng toàn năng nào đó nói rằng chia tay cũng chẳng sao, liệu bạn có cảm thấy nhẹ nhõm và càng quyết tâm sẽ chấm dứt mối quan hệ này?
Nếu câu nói từ Chúa “Này, dù con muốn gì ta đều thấy ổn cả” là tất cả những gì bạn cần để ra đi, tức là bạn thấy ổn với quyết định đó.
5. Ngoài những tranh cãi, liệu bạn và người ấy có một hoạt động hay ý định tích cực nào (ngoài việc có con) mà 2 người muốn chia sẻ và trông chờ để đạt được cùng nhau trong tương lai, một thứ gì đó mà cả 2 cùng thích và đem lại cho nhau cảm giác gần gũi?
Tình yêu thật sự cần trải nghiệm yêu thương đích thực.
6. Liệu bạn có thể tự nhủ rằng bạn đời của mình rất tử tế, thông minh, không quá điên khùng, trông cũng được và thường không có mùi hôi cơ thể?
Bạn không thể yêu ai đó cộc cằn, ngu ngốc, điên khùng, xấu xí hay hôi hám.
7. Người ấy của bạn có tìm mọi cách ngăn trở bạn có được những điều bạn muốn dù là nhỏ nhất; bạn có rút kinh nghiệm từ những lần nhu cầu của mình hoàn toàn bị gạt phăng, và cho rằng bạn có được thứ mình muốn nhưng để có nó là cả 1 quá trình thử thách nên bạn không còn cảm thấy nó đáng công sức bỏ ra?
Những người quá mạnh bạo sẽ đầu độc sự đam mê.
8. Trong mối quan hệ của mình, bạn có cảm giác bị bẽ mặt hoặc tàng hình cứ-thường-xuyên-trở-lại và không-bao-giờ-hoàn-toàn-biến-mất?
Cảm giác bẽ mặt là thước đo của sự căm ghét.
9. Bạn có cảm thấy rằng người ấy luôn cố gắng ngăn trở bạn thảo luận hoặc đặt câu hỏi không, nhất là về những thứ bạn thật sự quan tâm?
Bạn sẽ cảm thấy ngộp thở nếu bụi dính đầy trên chiếc quạt trong khi bạn đang muốn hưởng chút gió mát.
10. Có bao giờ bạn luôn có cảm giác người ấy đang nói dối hơn là nói sự thật mỗi khi anh ta trình bày bất cứ vấn đề gì không?
Nếu bạn đám cưới với một kẻ dối trá, thì cuộc hôn nhân đó cũng chỉ là lừa dối.
11. Bỏ qua những phẩm chất đáng ngưỡng mộ, bỏ qua luôn những cơn giận và thất vọng tức thời, bạn có thật sự thích người ấy không, và người ấy có thích bạn không?
Về lâu dài – không thích thì không yêu.
12. Bạn có muốn cho người ấy nhiều hơn những gì bạn dã làm không, và bạn sẵn lòng hành động như vậy mà không mong đáp lại?
Khi không còn gì để cho đi, thì cũng không còn gì ở lại.
13. Hai người có thích đụng chạm nhau không và mong muốn cũng như nỗ lực để có được điều đó?
Nếu ai đó không khiến da thịt bạn ngất ngay, đó là lúc bạn phải rời bỏ mối quan hệ đó.
14. Liệu bạn có hứng tình đặc biệt với bạn đời không?
Nếu bạn gắn kết với bạn đời một cách đặc biệt, thì có gì đó rất đặc biệt trong mối quan hệ giữa hai người.
15. Có phải người ấy không thể nhận ra và cũng không thú nhận rằng bạn đã cố gắng nói để anh/ cô ấy biết rằng mối quan hệ của 2 người đang chuyển biến tồi tệ không thể tiếp tục?
Nếu người bạn đời không thể nhận ra điều gì khiến bạn muốn chấm dứt, đó là lúc phải kết thúc.
16. Người ấy có làm điều gì khiến mối quan hệ trở nên quá tồi tệ và anh/cô ấy biết chuyên đó nhưng lại không hề có ý định hay cố gắng làm gì đó để giải quyết nó?
Nếu bạn chờ đợi người ấy tự động muốn thay đổi, bạn sẽ chờ đợi trong mỏi mòn.
17. Người ấy có một vấn đề khiến bạn muốn chia tay, bạn đã thử để nó qua đi, làm lơ hoặc không để nó làm bạn phiền lòng chưa? Bạn có thành công không?
Với một mối quan hệ có tương lai, người ta sẽ bỏ qua những vấn đề họ không thể giải quyết.
18. Khi bạn nghĩ đến vấn đề khiến 2 người không thể tiếp tục, liệu anh/cô ấy có nhận ra và sẵn lòng thay đổi và làm gì để giải quyết không?
Chính khả năng thay đổi sẽ biến con cóc thành hoàng tử.
19. Người ấy có phạm phải những điều mà bạn cho là “giọt nước làm tràn ly”?
+ Nếu người ấy đã làm……………thì tôi nghĩ rằng tôi nên chia tay.
+ Nếu người ấy không làm……..thì tôi nghĩ rằng tôi nên chia tay.
+ Nếu người ấy thật sự đã làm như vậy……………….thì tôi nghĩ tôi nên chia tay
Khi bạn đã nhấn mạnh điều gì thì nó cũng sẽ kết thúc lời bạn.
20. Có tồn tại điểm khác biệt rõ ràng và vững mạnh nào giữa 2 người ảnh hưởng đến hình thái cũng như chất lượng cuộc sống khi bạn thật sự trải nghiệm nó?
Bạn sống cho cuộc đời mình, chứ không phải cho một mối quan hệ.
21. Cho dù 2 người có khác nhau đến đâu, bạn có dám tuyên bố rằng sâu thẳm bên trong trái tim hoặc ở vài khía cạnh khác cũng quan trọng với bạn, người ấy cũng giống bạn ở vài điểm khiến bạn thấy hài lòng?
Liệt kê:
+ Những thứ tôi mong chờ trong cuộc sống mới khi nghĩ đến chuyện chia tay.
+ Những thứ tôi e dè khi nghĩ về cuộc sống mới khiến tôi cân nhắc chuyện ở lại.
Trong mỗi thứ bạn liệt kê, đặt câu hỏi:
+ Có thật vậy không?
+ Có khả thi không nhỉ?
và sau đó là:
+ Còn gì khác nữa không?
+ Cái nào là khả thi nhất?
Đôi khi, bằng một cách nào đó, khi bạn nhìn sâu vào đôi mắt của người ấy bạn sẽ thấy được chính mình.
22. Với một cái nhìn hoàn toàn mới, hoàn thiện hơn, thực tế hơn về cuộc sống của bạn nếu bạn từ bỏ, bạn có phát hiện được điều gì mới, một khả năng thực tế khiến chuyện từ bỏ trở nên bất khả thi, khó khắn và không thoải mái?
Nếu bạn nghĩ rằng tiếp tục sẽ ổn thỏa, thì nó đúng là như thế.
23. Với một cái nhìn hoàn toàn mới, hoàn thiện hơn, thực tế hơn về cuộc sống của bạn nếu bạn từ bỏ, bạn có phát hiện được điều gì mới, một khả năng thực tế khiến chuyện từ bỏ trở nên dễ dàng, thú vị hơn nhiều và bạn càng không muốn ở lại lâu hơn nữa?
Nếu bạn nghĩ chia tay sẽ ổn thỏa, thì nó đúng là như thế.
24. Liệu người ấy có cố gắng hết sức để chứng minh rằng bạn là một đứa khùng điên, xấu xa hoặc kẻ thua cuộc hoặc một đứa ngốc nghếch về những điều quan trọng đối với bạn và bạn bắt đầu bị thuyết phục?
Nếu ai đó cắt chân bạn từ dưới lên, bạn phải biết thoát ra khỏi đó khi bạn vẫn còn chân.
25. Khi nghĩ về thái độ thiếu tôn trọng của bạn đời, bạn có nhận ra mình làm tất cả có thể để không phải chạm trán với người ấy, trừ những lúc bắt buộc phải gặp mặt?
Nước sẽ trở nên khó uống khi bạn nhận ra bạn đã thôi không uống nước từ lâu.
26. Bạn có thấy rằng người ấy, nói chung và thường xuyên, luôn ủng hộ và thích thú với những điều quan trọng mà bạn đang cố gắng làm?
Sự tôn trọng sẽ tồn tại mãi khi bạn ở cạnh ai đó lúc họ cần.
27. Liệu bạn có mất hết những thứ quan trọng trong đời nếu người ấy không còn bên bạn nữa? Liệu điều bạn cảm thấy mất mát là những gì mà bạn thấy hài lòng khi bạn đời có thể đem đến cho bạn?
Không cần phải giữ khư khư một thứ mà bạn sẽ không hề thấy nhớ nếu thiếu nó hoặc thứ mà bạn không thấy giá trị khi có nó.
28. Dù chuyện gì xảy ra khiến bạn tổn thương và cảm giác bị phản bội, bạn có nghĩ rằng nỗi đau và sự tổn thương đó sẽ phai dần theo thời gian?
Thời gian sẽ hàn gắn những vết thương có thể chữa lành.
29. Mối quan hệ của bạn có còn chỗ trống hay một cơ chế tha thứ nào cụ thế không?
Nếu bạn không muốn tha thứ, bạn không thể tìm được đường trở lại với nhau.
30. Bạn và người ấy có những nhu cầu riêng, liệu 2 người có khả năng giải quyết vấn đề để hiểu rõ nhau hơn mà không phải dằn vặt trong đau đớn không?
Sự thất vọng, nỗi sợ hãi và sự tan nát là những cách đơn giản nhất cho bạn thấy rằng mối quan hệ này không phải là mái ấm dành cho bạn.
31. Bạn có một nhu cầu cụ thể nào quan trọng đến mức nếu bạn không có nó, khi nhìn lại bạn sẽ cho rằng cuộc sống của mình chưa thỏa đáng và bạn bắt đầu mất niềm tin trong việc muốn thực hiện nó?
Hãy cẩn thận với những nhu cầu không được đáp ứng, chúng chính là mầm mống của sự ghét bỏ.
32. Thông qua những hành động của người ấy, bạn có cảm giác rằng thứ người ấy thích nhất là đem bạn ra làm đối tượng để chỉ trích và hả giận?
Nếu được gần gũi với bạn đời khiến bạn cảm thấy như đang thi đấm bốc với anh/ cô ấy, thì bạn nên chấm dứt trận đấu.
33. Khi nói đến chuyện “thân mật” giữa bạn và người ấy, 2 người có thường tranh cãi nó phải như thế nào và làm ra sao không?
Nếu chuyện gần gũi nhau lại khiến 2 người rời xa nhau, thì bạn không bao giờ gần nhau được.
34. Mối quan hệ của bạn có khiến 2 người vui vẻ cùng nhau không?
Niềm vui chính là chất gắn kết tình yêu.
35. Gần đây bạn có chia sẻ mục tiêu và ước mơ trong cuộc sống cùng nhau không?
Chia sẻ đam mê là cách để chia sẻ cuộc sống dễ dàng hơn.
36. Nếu tất cả những vấn đề trong mối quan hệ của bạn được giải quyết hết trong hôm nay một cách thần kỳ, liệu bạn có cảm thấy khó khăn trong việc quyết định đi hay ở không?
Nếu bạn không biết rõ liệu mình có muốn tiếp tục ngay cả khi chẳng có chuyện gì xảy ra, nghĩa là bạn không muốn có nó nữa.
Sau Đó Thì Sao?
Rồi. Bạn đã tìm được thứ mình cần: hiểu biết về việc bạn sẽ hạnh phúc khi đi hoặc ở. Dù cách nào đi nữa, bạn đang bắt đầu một cuộc sống mới.
Nếu mối quan hệ của bạn quá dở để ở: Giờ đây, bạn đã có thể giải phóng bản thân khỏi mối quan hệ này, không còn phải bối rối, đau khổ, cuối cùng bạn cũng được tự do và tiến tới một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Nếu mối quan hệ của bạn quá tốt để đi: Xin chúc mừng mà chúc may mắn nếu bạn quyết định trở lại với mối quan hệ của mình, không còn hoài nghi, không phải kìm nén, cuối cùng cũng được tự do vun đắp tình yêu và năng lượng cho mối quan hệ đó và lấy lại tất cả những gì đã từng có với nó.
Cho dù bạn tìm ra đáp án nào, thì đó không phải là kết thúc, đó là sự khởi đầu.
Giá mà những lúc vụng dại tình yêu, tôi học được những điều này sớm hơn…