Skip to main content

Ngân hàng đã đẻ ra rất nhiều loại tài khoản (chúa ơi) như tài khoản tiền gửi an lợi, tài khoản tiết kiệm trực tuyến, tài khoản giao dịch vãng lai, tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn…

Nhưng tất cả chỉ bắt nguồn từ 2 loại tài khoản cơ bản nhất: giao dịch và tiết kiệm.

Bạn có thể nghĩ bạn biết hết rồi. Gượm đã, nếu bạn muốn quản lý tiền bạn của mình dễ dàng hơn và nâng cao cơ hội làm giàu lên, dưới đây là những kiến thức cơ bản và nâng cao về tài khoản ngân hàng.

Tài Khoản Giao Dịch & Tài Khoản Tiết Kiệm Là Gì?

Tài Khoản Giao Dịch (Tài Khoản Vãng Lai): Tài khoản giao dịch để bạn gửi tiền và rút tiền bằng cách sử dụng thẻ ghi nợ (debit card), sét, hay ngân hàng trực tuyến. Tưởng tượng tài khoản giao dịch giống như nhà kho chứa tiền của bạn. Hằng tháng, tất cả mọi thu nhập đi vào tài khoản giao dịch và được tự động lọc số tiền đến tài khoản thích hợp, như tiết kiệm hay đầu tư. Thông qua tính năng tự động thanh toán, tài khoản giao dịch cũng tự động trả hết tất cả các chi phí như nhà cửa, điện thoại, điện nước.

Tài Khoản Tiết Kiệm: Nếu tài khoản tiết kiệm là nhà kho tiền bạc nơi giao dịch ra vào thường xuyên thì tài khoản tiết kiệm là chiếc rương giấu kỹ của bạn, chỉ được mở ra ngắn hạn (một tháng) hoặc trung hạn (năm năm). Bạn sẽ sử dụng tài khoản tiết kiệm cho những thứ như học phí, đám cưới, kỳ nghỉ, mua nhà, nghỉ hưu, bệnh tật.

Tại Sao Bạn Cần Cả 2 Loại Tài Khoản?

Để tiền trong 2 tài khoản tách biệt khiến quản lý tiền dễ thở hơn. Sự khác biệt quan trọng giữa tài khoản giao dịch và tiết kiệm là: (1) lãi suất và (2) độ linh hoạt rút tiền.

Thông thường, ngân hàng trả lãi suất nhất định (tầm 8%/năm – điều chỉnh mỗi năm) trên tài khoản tiết kiệm. Kỳ hạn tiết kiệm càng lâu và càng ít linh hoạt (bạn rút tiền càng trễ) thì lãi suất càng cao. Nếu bạn bỏ 10,000,000VND vào tài khoản tiết kiệm, bạn có được 800,000VND mỗi năm, hoặc 67,000VND mỗi tháng. Bạn có thể dễ dàng lời 7% một tháng với một hoạt động kinh doanh đơn giản (tức lãi suất xấp xỉ 84%/năm) nên lãi suất ngân hàng chẳng bao giờ đủ ấn tượng thuyết phục.

Thú vị hơn, nếu bạn để tiền ngồi tù trong ngân hàng, bạn cũng mất tiền mỗi ngày vì lạm phát (thật) luôn cao hơn lãi suất ngân hàng (khoảng 15%/năm). Chính xác là vậy: Bạn lời 8% lãi suất từ tài khoản tiết kiệm, nhưng mất 7% sức mua của tiền hằng năm. Điều này xảy ra ở rất nhiều quốc gia, nơi lạm phát ăn tươi nuốt sống lãi suất ngân hàng chứ không chỉ riêng tại đất nước hình chữ S xinh đẹp này.

Điểm khác biệt thực tế nhất giữa 2 loại tài khoản trên là độ linh hoạt rút tiền. Tài khoản giao dịch được xây dựng để bạn thường xuyên rút tiền thuận tiện, với ATM và debit card “thập diện mai phục” khắp đất nước. Nhưng tài khoản tiết kiệm thực chất là tài khoản để bạn đặt mục tiêu tài chính, nơi mỗi đồng tiền bạn kiếm được đều được phân loại và tích lũy với một sứ mệnh có hình chữ S hai gạch.

Có một hệ thống tài chính tự động vững chắc sẽ đảm bảo bạn đạt được mục tiêu tài chính một cách tự nhiên mà không phải vất vả.

Có một hệ thống tài chính tự động vững chắc sẽ đảm bảo bạn đạt được mục tiêu tài chính một cách tự nhiên mà không phải vất vả.

Qua Internet Banking, bạn có thể dễ dàng mở và đặt tên cho từng tài khoản tiết kiệm phụ. “Đám Cưới” với kỳ đáo hạn 3 năm, “Du Lịch châu Âu” với kỳ đáo hạn 1 năm. Bạn có thể đặt lệnh tự động mỗi tháng trích 30% từ tài khoản giao dịch vào mục Đám Cưới hay 20% cho mục Mua Nhà, tài khoản cứ thế tích lũy và lãi kép.

Ngân Hàng số Timo làm tốt nhất điều này với tính năng tiết kiệm theo mục tiêu. Đăng ký miễn phí và nhận lì xì 50,000đ ngay.

Nói đơn giản, tài khoản tiết kiệm là để bạn gửi tiền, tài khoản giao dịch là để bạn rút tiền. Nhưng có một lằn ranh sâu sắc giữa 2 loại tài khoản này: Nếu đám bạn muốn xõa vào tối thứ 6, nếu bạn lên cơn thèm KFC, nếu bạn muốn đi shopping mua bộ cánh mới, bạn sẽ không nói: “Chờ tí đi mấy bồ, mình cần 1 tháng nữa mới đến kỳ đáo hạn để lấy 1,3% lãi đi xả hơi cùng mấy bồ”. Nếu bạn không thấy tiền trong túi, bạn sẽ không xài tiền. Có một nơi cất giữ riêng biệt cho tiền của bạn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ về mục tiêu tài chính dài hạn thay vì đốt hết chỉ sau một bữa nhậu “quất cần câu”.

Dám cá rằng nhiều bạn trẻ sinh viên hoặc mới có việc đang nghĩ thầm: “Mắc mớ gì mình phải bận tâm đến tài khoản tiết kiệm? Mình chỉ có 3,000,000VND mỗi tháng.” Đúng, số tiền lãi bạn kiếm được sẽ chỉ đủ cho một ly café bệt hay trà chanh chém gió. Nhưng vấn đề không phải là số tiền lãi bạn hưởng được ngay – tuổi trẻ là để xây dựng những thói quen tốt. Chắc chắn tài khoản tiết kiệm của bạn sẽ từ 100,000VND lên 1,000,000VND lên 10,000,000VND lên 100,000,000VND lên 1,000,000,000VND. Cái nào dễ hơn: tiết kiệm 100,000VND hay 10,000,000VND mỗi tháng?

Bắt đầu nhỏ ngay từ bây giờ, để khi bạn ôm một đống tiền trong tay, bạn biết phải dùng tiền như thế nào.

Cách Cài Đặt Tài Khoản Tối Ưu

Không có bí mật triệu phú ghê gớm nào ở đây. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn cách quản lý tài chính hiện đại cơ bản để bạn nhẹ nhõm đầu óc và không bao giờ phải đặt câu hỏi: “Quái lạ! Tiền mình đi đâu hết rồi?”

Tài Khoản của Tôi:

  1. Tài khoản giao dịch (HSBC, Timo)
  2. Tài khoản tiết kiệm trực tuyến (Timo)
  3. Thẻ ghi nợ (HSBC)
  4. Thẻ tín dụng quốc tế HSBC Visa, Citibank Master PremierMiles
  5. Tài khoản Paypal

Tài khoản chính của tôi nằm ở HSBC. Tôi có nhiều thẻ và tài khoản vì mỗi công ty trả lương qua một loại thẻ khác nhau.

Tài khoản Paypal chỉ hữu ích khi bạn có sẵn ngoại tệ trong đó, để thanh toán các giao dịch với nước ngoài ở một mức phí rất đáng yêu.

Hệ thống của Tôi:

Hệ thống tài chính của tôi chạy theo chu kỳ hằng tháng như sau:

  1. Tất cả thu nhập (lương, lãi, thù lao) của tôi cuối mỗi tháng đi vào các tài khoản của ACB, Sacombank, Vietcombank, Eximbank và được tự động chuyển đến tài khoản giao dịch của HSBC.
  2. Tài khoản tiết kiệm của tôi được đặt lệnh tự động rút một số tiền nhất định hằng tháng từ tài khoản giao dịch vào các hạng mục tiết kiệm phụ. Nhìn chúng lớn lên hằng ngày là một niềm vui khôn tả.
  3. Để được bảo vệ tiêu dùng, tôi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán hầu hết các hóa đơn (ăn uống, siêu thị, xem phim, quà cáp, điện thoại). Các giao dịch này được ghi chú rõ ràng trong bảng sao kê hằng tháng giúp tôi dễ dàng theo dõi chi tiêu. Thẻ tín dụng này được tự động trả đầy đủ mỗi tháng bởi tài khoản giao dịch HSBC. Nhờ thế, điểm tín dụng của tôi cũng tự tin dần để không phải trả lãi suất cao khi vay mua nhà hoặc xe.
  4. Đối với những khoản chi tiêu tài mặt, tôi dùng thẻ Timo để rút tiền tại tất cả ATM toàn quốc Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ HSBC khi đi du lịch nước ngoài.
  5. Đối với những khoản chi tiêu ngoại tệ, tôi dùng Paypal để thanh toán trực tiếp mà không mất phí chuyển đổi ngoại tệ và chuyển đổi giao dịch đắt đỏ của các ngân hàng Việt Nam.
  6. Để chuyển tiền, tôi ít khi sử dụng HSBC mà dùng ngân hàng số như Timo để không mất phí giao dịch đắt đỏ của HSBC.

Có một hệ thống tài chính tự động vững chắc sẽ đảm bảo bạn đạt được mục tiêu tài chính một cách tự nhiên mà không phải vất vả.

Chúc bạn giàu hơn sau bài viết này.

13 Comments

  • Phượng says:

    Hi Nhật,
    – Theo mình biết việc sử dụng thẻ ghi nợ có mất phí hàng năm, có khi mất phí tháng, vậy việc sử dụng nhiều thẻ ghi nợ như vậy có đem lại lợi ich cao hơn việc mất phí không?
    – Tất cả thu nhập (lương, lãi, thù lao) cuối mỗi tháng đi vào các tài khoản giao dịch và được tự động chuyển đến tài khoản giao dịch chính, việc này được thực hiện như thế nào? mình phải đăng ký internet banking cho từng tài khoản lương để tự chuyển online hay có thể đặt lệnh trực tiếp cho bên ngân hàng?

    Thanks Nhật!

    • -Thẻ ghi nợ có tính phí năm, nhưng một số ngân hàng như HSBC nếu bị chi tiêu đủ nhiều, cuối năm có thể quy đổi điểm để xóa phí thường niên. Phí hằng tháng không có trừ phi bạn không trả hết nợ trong thẻ.
      -Không nên sử dụng nhiều thẻ ghi nợ. 2-3 là tối đa.
      -Đa số ngân hàng đều có đặt lệnh thanh toán tự động, bạn cứ liên hệ nhé.

  • Nguyễn Việt Chung says:

    Mình là dân kỹ thuật nên không rõ lắm về vấn đề này. Nhật có thể giải thích thêm cho mình về thẻ ghi nợ & thẻ atm chúng ta thường sử dụng để rút tiền mặt được không. Từ những gì đọc được qua các bài viết của Nhật thì mình cảm giác 2 thẻ này là 1, không biết mình hiểu như vậy có đúng không. Nếu có thể , mong Nhật có thể viết 1 bài về các loại thẻ mà các ngân hàng đang phát hành. Cám ơn Nhật đã đọc comment & vì những bài học về quản lý tài chính cá nhân mà Nhật đã chia sẻ cho mọi người.

    • À thẻ ATM là tên gọi chung cho các thẻ được sử dụng trên máy giao dịch tự động (ATM), nên debit hay credit card đều là thẻ ATM hết. Ngân hàng VN dùng từ này nhưng không giải thích rõ làm khách hàng hiểu nhầm. Bạn chỉ cần phân biệt giữa debit và credit card là đủ.

  • TRƯƠNG THANH HIẾU says:

    Chào anh Nhật,
    em là sinh viên dược nên không biết về những khái niệm ngân hàng này. nên đọc cảm thấy nó rất rối. anh có thể chỉ giúp em, khi còn là sinh viên thì nên mở những tài khoản nào và thuộc ngân hàng nào thì tiện nhất k? có thể cho em biết một ít về các khoản phí của ngân hàng đó luôn ạ?
    cảm ơn anh rất nhiều.

    • TRƯƠNG THANH HIẾU says:

      với lại cho em hỏi: tiền lương đã được chuyển toàn bộ vào tài khoản giao dịch HSBC. vậy khi cần chuyển tiền ( dùng thẻ Vietcombank) thì tài khoản giao dịch HSBC sẽ tự động chuyển tiền vào thẻ ghi nợ Vietcombank rồi mới thực hiện giao dịch chuyển tiền à? vì trong thẻ k có tiền ghi nợ đâu có tiền phải k ạ?
      cảm ơn anh rất nhiều

  • Em đọc các bài viết khác trong chủ đề ngân hàng của anh là sẽ hiểu nhé.

  • Anonymous says:

    Bài viết của Nhật rất hay. Mình đang áp dụng, nhưng mà thẻ Debit của HSBC không có chức năng tự động chuyển sang các tài khoản khác ngoài ngân hàng và thậm chí cả TK tiết kiệm HSBC. Vậy Nhật dùng thẻ Timo? Timo thì chưa có trụ sở/Hangout Cafe ở HN.

  • Ngữ says:

    Giơ mk muốn mở một tai khoảng tiết kiệm ở ngân hang ma lương tháng của mk chỉ có hơn 4tr một tháng thi có tạo đk tài khoản tiết kiệm ko.

  • Mỹ says:

    Chào anh Nhật. Em muốn hỏi, nếu như kiếm tiền online thì nên dùng tài khoản gì. Và có thể nhờ người thân đứng tên tài khoản dùm em được không. Nếu được vậy phải dùng như thế nào. Vì chưa đủ 18 tuổi. Làm ơn hãy giúp em.

  • Dương says:

    Hoạt động kinh doanh đơn giản nào có thể giúp thu về lãi suất 7%/tháng ạ?

Hỏi đáp, bình luận hoặc thắc mắc ở đây...