Skip to main content

Mỗi người đều có thể tự xoay xở được với nỗi buồn trung bình trong vòng 24 giờ. Nhưng trầm cảm thì nguy hiểm hơn hẳn mà lối thoát cuối cùng thường là rượu hay thuốc hay tự sát. Một trong những diễn viên hài vĩ đại nhất trên thế giới, Robbin William đã tự sát sau những chuỗi trầm cảm kéo dài.

Tôi đã truy tìm sự hạnh phúc từ năm 6 tuổi (trước đó thì hạnh phúc khá dễ dàng và đơn giản). Tôi đã bị trầm cảm và đã thấy người khác trầm cảm đến tự tử. Tôi đã vượt qua trầm cảm và cũng ở bên cạnh những người vượt qua được sự trầm cảm. Vào cái ngày bác sĩ tâm lý trị liệu bận hoặc đang nghỉ phép và không còn ai khác hay cách gì khác có thể giúp bạn, có thể những gì bạn đọc dưới đây sẽ hữu ích.

Trầm Cảm là gì?

Trầm cảm quá sâu bạn có thể thấy cả Adele. Đây là câu đùa tôi nghĩ ra về một chứng bệnh (CHỨNG BỆNH, KO PHẢI NỖI BUỒN**) có thể trở nên phổ biến THỨ 2 trên thế giới vào năm 2020. Nỗi buồn thì từ từ sẽ qua, trầm cảm thì là bệnh. BỆNH tâm lý không hiển thị rõ rệt như một vết loét da. Không có điều trị bằng tâm lý hay dược phẩm thì nó sẽ tái diễn đi lại, không bao giờ dứt, và có thể diễn biến nặng hơn. Hơn 50% vụ tự sát trên thế giới là từ trầm cảm mà ra. Bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850,000 mạng người, với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Với những người ở thế giới thứ 3, những nước đang phát triển như VN thì khả năng này thấp hơn, tôi nghĩ là 10%. Họ bị trầm cảm, nghĩ là buồn rồi cũng hết, rồi âm thầm chịu đựng, rồi tái diễn nặng hơn. Rồi ánh sáng cuối đường hầm là của xe bus. BAM!

Vậy, Bạn Có Thể Làm Gì?

Điều quan trọng nhất: biết là ta không thể giải quyết vấn đề của họ thay họ.

Khi con người trầm cảm họ giống như củ hành vậy. Phần vỏ trên cùng là lý do chính thống khiến họ trầm cảm. Có thể ai đó đã nặng lời với họ hoặc họ vừa đánh mất điều gì lớn lao. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ phản hồi (ăn) hời hợt lên lớp vỏ đó, phần này chẳng ngon tẹo nào và cũng chẳng giúp được ai.

Một lớp sâu hơn có thể là họ đang cảm thấy xấu hổ vì những gì người kia nói về họ, hoặc cảm xúc bất an khi đánh mất điều gì đó.

Một lớp sâu hơn nữa, khi chúng ta tiếp tục bóc tách miếng hành đẹp đẽ này (hành và tỏi về cơ bản luôn tăng hương vị của mọi món ăn lên ngoại trừ kem), có thể là những sự kiện xảy ra cách đó 20 năm kích hoạt sự bất an này.

Và một tầng sâu hơn nữa, sự bất an và xấu hổ có thể được kích hoạt bởi sự kiện diễn ra cách đó 100 năm với tổ tiên của người bạn yêu.

Bạn sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Người ấy sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Thật quá khó!

Cả hai bạn đều không thể giải quyết chúng. Bác sĩ tâm lý trị liệu nghĩ họ có thể giải quyết bằng cách nói chuyện về bố mẹ, các ký hiệu, nhưng vấn đề có thể còn đi sâu hơn nữa. Những thứ khiến người ấy trầm cảm là không thể đếm được nếu bạn cố gắng tấn công vấn đề trực diện.

Lắng nghe và điều hướng, đó là tất cả những gì bạn có thể làm

Lắng nghe và điều hướng, đó là tất cả những gì bạn có thể làm

Những gì tôi học được trong trường hợp này là (1) LẮNG NGHE. Đó là tất cả những gì tôi có thể làm. Để người ấy (người yêu, gia đình, bạn bè) nói. Nhờ đó mà người ấy biết có người đang lắng nghe. Người ấy sẽ vui. Khiến người ấy cảm thấy được yêu thương. Bạn lắng nghe và yêu người ấy.

Theo cách này tôi không giải quyết vấn đề nhưng có thể (2) CHUYỂN SANG HƯỚNG KHÁC. Vấn đề sẽ được chính người ấy giải quyết khi tâm trạng họ tốt hơn.

Người ấy có chăm sóc bản thân mình tốt, về thể xác, tinh thần, trái tim và tâm linh? Với mỗi người điều này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng trừ phi bạn có đủ bốn chân của cái ghế, bốn tứ trụ trong cuộc sống này, nếu không cái ghế sẽ gãy và bạn sẽ té dập não xuống sàn.

Người ấy có tập thể dục chưa? Tập thể dục bao giờ cũng giải phóng hormones phản đòn nỗi buồn. Người ấy có ngủ được không? Người ấy có ăn được không? Một người yếu đuối thể chất sẽ dễ trầm cảm.

Người ấy có cảm thấy sáng tạo? Có thể nghĩ thông suốt và sinh được ý tưởng? (tinh thần)

Người ấy có đang tập các cơ bắp tình cảm? Có ở bên cạnh những người thân, thực sự quan tâm lắng nghe và tử tế với người ấy.

Người ấy có đang tập cảm giác biết ơn và chấp nhận? Có thấy rằng cuộc sống, dù đang như một hố đen, vẫn còn những điểm sáng le lói? (tâm linh)

Khi chiếc ghế được tạo ra, và có một miếng lót mông êm ái, người ấy lại có thể ngồi, và thư giãn. Nhờ bạn và nhờ chính người ấy. Có lẽ đây là cách duy nhất mà bạn có thể giúp được. Câu trả lời thực sự, khoảnh khắc “À! Ố!” chỉ đến từ trong chính người ấy. Tất cả những gì ta làm được là tạo điều kiện cho khoảnh khắc đó đến nhanh hơn, bớt đau đớn hơn.

Trong chuyến du hành đầy nhấp nhô rắc rối có tên gọi là cuộc đời này, bạn sẽ đi qua những hầm tối gắn biển Trầm Cảm. Trong hầm tối có những con quỷ, bạn sẽ nhảy với chúng, giết chúng. Chúng trở lại. Bạn chiến đấu với chúng lần nữa. Rồi ánh sáng ở cuối đường hầm xuất hiện chiếu lên bạn. Bạn lắm le máu nhưng mỉm cười rực rỡ.

Đôi khi tôi thành công, đôi khi tôi thất bại trong việc (1) lắng nghe và (2) điều hướng. Nhưng hầu hết những người đã bị trầm cảm quanh tôi vẫn còn sống và mỉm cười.

Và tôi cũng đang cười nhiều hơn bao giờ hết.

6 Comments

  • An Trần says:

    Tôi đã bị trầm cảm khoảng 5 tháng và tôi xác nhận lời khuyên của Nhật rất đúng. \”Hãy lắng nghe và điều hướng\” (bởi khi bị trầm cảm, người bị trầm cảm sẽ cảm thấy bế tắc, mất hết tự tin trong cuộc sống, nặng nhất là lúc nào cũng chỉ nghĩ đến cái chết, không thể tự thân giúp mình thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, họ cần những người biết lắng nghe và điều hướng giúp họ). Nhưng cuối cùng, bản thân họ sẽ nhận ra rằng: Không ai có thể giải quyết được vấn đề của họ thay họ.

    • Vi Vu says:

      chào bạn…người yêu tôi đang bị trầm cảm…bạn có thể giờ tôi phải làm gì không bạn

      • Anonymous says:

        tôi bị trầm cảm. rất lâu. từ 2004. và 13 năm nay. quãng thời gian rất dài. bạn sẽ hỏi rằng sao tôi chưa chết. hoặc chưa chết thì tôi giờ sao rồi. ổn chưa. câu trả lời là Chưa. và tôi bị nặng hơn nặng hơn theo thời gian. tuy nhiên trong thời gian 2004 đến nay tôi liên tục bị căn bệnh đó giẫm đạp lên bản thân. vì khi tôi cố vùng lên thoát ra nó thì cuộc đời tôi lại có tiếp sự kiện làm tôi ngoan ngoãn quay lại hầm tối đó. thật sự rất nhiều. rất tệ. mọi người có lẽ chỉ một lần. tôi thì bị nhiều lần. Trầm cảm giống như con ác thú quái vật nó đuổi theo nó bám chặt nó giằng xé tôi. khi tôi nhìn thấy ánh sáng le lói để thoát ra thì ngay lúc đó nó đến kịp và bắt tôi quay trở lại với nhà tù của nó. cái chết. tôi đã nghĩ. ko dưới 10 lần
        lúc đầu vẫn cảm thấy sợ chết. sau dần ko còn sợ nữa. còn tỉnh táo nghĩ nên chết ntn để ko đau. nhưng tôi nghĩ lý do mạnh nhất khiến tôi còn ở đây nhắn tin về bài này cho bạn Nhật hay bạn đọc là mẹ tôi. tôi sợ khi hình dung cảnh mẹ tôi đầu bạc khóc bên quan tài tôi. tôi ko dám. có lẽ lương tâm tôi vẫn còn mạnh. vậy đấy. tôi đã chiến đấu với nó 13 năm nay. và sẽ chiến đấu tiep. hoặc ko còn. nhưng tôi tự tin chia sẻ với bạn là người trầm cảm cần nhất là sự yêu thương vô điều kiện. hãy yêu thương cô ấy hãy lắng nghe hãy ở bên cô ấy mọi lúc khi cô ấy cần và bạn có thể. và hãy tin hãy luôn tin cô ấy. người trầm cảm thật ra họ có trưc giác nhạy cảm lắm và họ là người mạnh mẽ. vấn đề là họ cần tìm lại chính mình và cần tìm lại sự tự tin sự tự trọng. đấy. bạn hãy làm tất cả những gì có thể để cô ấy có lại được những điều đó. đôi dòng chia sẻ mong là nó có ích với bạn. tôi cũng muốn được gửi tới bạn Trần Nhật. tôi rất thích các bài của bạn. tôi tiếc vì biết đến ptcnvn của bạn quá muộn. cảm ơn.

        • Hoàng dung says:

          Tôi thích câu: ” người trầm cảm là những người mạnh mẽ nhưng nhạy cảm. Họ ko hề yếu đuối, và họ chỉ đang cố gắng tìm lại chính mình mà thôi”. Tôi giống bạn

  • Anonymous says:

    tu minh doi dien chu ai gia quyet gio gap j kiem do

  • hung le says:

    Mình cũng mới phát hiện bị trầm cảm nhẹ sáng nay nhờ đọc cuốn “Đừng để trầm cảm tấn công bạn” của David D. Burns do TGM phát hành; sách rất thú vị với những bài tập đơn giản, dễ thực hành. Share với các bạn, chúc giành chiến thắng cuộc đối đầu các cảm xúc mạnh và căn bệnh dễ mắc đi mắc lại này.

Hỏi đáp, bình luận hoặc thắc mắc ở đây...