Skip to main content

Dành tặng cho những giáo viên quan tâm đủ để thay đổi hệ thống, và cho những học sinh đủ dũng cảm để đứng dậy và cất tiếng.

Ánh nắng gay gắt của một mùa hè vừa khép màn. Tiếng trống tán thưởng bài diễn văn sáo rỗng của ông bà hiệu trưởng béo ị. Ngày 5 tháng 9 đã điểm. Đã đến lúc trở lại nhà trường.

Không thấy hoa vàng trên cỏ xanh, tôi chỉ thấy hình bóng mình và bạn bè như đàn gia súc bị lùa về cái chuồng lớp học để bị nhồi sọ về hạnh kiểm và học thuộc lòng những thứ không chuẩn bị cho bạn bước vào đời suôn sẻ.

Thằng tôi trung học tự hỏi: “Vậy nhà trường để làm gì?”

Seth Godin và Ngừng Trộm Ước Mơ

Nhiều cuốn sách bán chạy nhất của ông đã được dịch ra tiếng Việt.

Nhiều cuốn sách bán chạy nhất của ông đã được dịch ra tiếng Việt.

10 năm sau, tôi gặp lại câu hỏi đó, được đặt lại, mổ xẻ, và đúc kết bởi ông Seth Godin.

Seth Godin là một trong những tác giả gối đầu giường của tôi, với hơn 18 đầu sách đã xuất bản nằm chễm chệ đủ các danh sách bán chạy nhất. Ông viết về cách mạng hậu công nghiệp, cách ý tưởng lan tỏa, tiếp thị, từ bỏ, lãnh đạo và hơn hết thảy, thay đổi mọi thứ. Lichpin, Purple Cow, The Dip, Permission Marketing, Tribes, … đều là những cuốn sách lan tỏa ý tưởng xuất sắc. Tạp chí Forbes đánh giá All Marketers are Liars của ông là một trong 6 cuốn sách mọi marketer đều cần đọc.

Năm 2015, ông xuất bản Stop Stealing Dreams (tựa tiếng Việt: Ngừng Trộm Ước Mơ) lên mạng và đã được chia sẻ hàng triệu lần. Ngừng Trộm Ước Mơ xem lại lịch sử và dự đoán tương lai của nên giáo dục đương thời, và quan trọng nhất là chúng ta có thể làm gì với nó. Hy vọng khi chúng ta quay trở lại một mùa nhập học mới, bạn chia sẻ video này và bản tuyên ngôn này đến những phụ huynh và giáo viên bạn biết.

Dưới đây là một đoạn giới thiệu đặc biệt về Ngừng Trộm Ước Mơ.

Vẻ Đẹp (Bị Bỏ Quên) Của Những Người Nỗ Lực

Nhà trường đang dạy điều gì?

Nhà trường đang dạy điều gì?

Rất tiếc, em không đạt yêu cầu. Chúng tôi đã lựa chọn trong hôm nay.

Chúng tôi đã cho diễn thử cả ngày hôm qua, và có thật nhiều người đến thử, chỉ không có vai phù hợp với em. Chúng tôi đã lựa người tài năng hơn.

Em sẽ ngồi ở ghế dự bị cho đến khi kỹ năng của em cải thiện. Chúng tôi muốn thắng.

Hỏi những huấn luyện viên và giáo viên có-ý-tốt điều hành buổi thi thố và chọn lựa ai được chơi, hỏi họ ai sẽ được lên sân khấu và ai sẽ được đào tạo tuyển, và họ sẽ giải thích rằng cuộc sống theo chế độ nhân tài, và cần thiết phải dạy trẻ em rằng các em sắp bước vào một thế giới mà người ta được chọn dựa trên thành tích.

Hoặc, họ có thể chỉ ra rằng công việc của họ là để thắng, để mang lại một màn buổi diễn tuyệt vời, để giải trí cho những phụ huynh với những màn trình diễn tốt nhất họ có thể tạo ra..

Chuyện này, tất cả mọi thứ trong chuyện này, hơi bị nguy hiểm, vô ích và vô lý.

Trong khi hàng triệu người nhập học thêm một năm nữa, tôi hy vọng giáo viên (và học viên) có thể gọi chuyện này ra.

Khi bạn sáu tuổi và bạn thử ghi danh cho đội khúc côn cầu, chỉ có hai thứ khiến bạn được chọn ahead so với người khác: hoặc bạn già hơn (thật đấy, cuốn Những Kẻ Ngoại Hạng của Malcom Gladwell đã có số liệu chứng minh) hoặc bạn được sinh ra với kích cỡ hoặc tốc độ hoặc vài lợi thế khác vốn đã không phải là lựa chọn của bạn.

Và đêm âm nhạc trung học? Khá rõ ràng là những em được chọn dựa trên ngoại hình hoặc khả năng hát bẩm sinh, hai thứ không phụ thuộc vào các em chọn lựa.

Bóng đá và bóng bầu dục tồn tại trong nhà trường không phải bởi vì thiếu cúp, không phải bởi vì nhà trường được lợi từ chiến thắng. Chúng tồn tại, tôi nghĩ là vì, để tạo ra trải nghiệm học tập. Nhưng khi chúng ta đặt người ngồi ghế dự bị bởi vì các em không giỏi bẩm sinh, thì bài học là gì?

Nếu bạn đứng đầu hàng năm trời bởi vì bạn đã được chia những quân bài tốt, chẳng có mấy khả năng cụ thể là bạn sẽ học được rằng trong thế giới thực, thành tựu được dựa trên thái độ và nỗ lực cũng nhiều như trên lợi thế bẩm sinh. Trong thế giới thực, giải thưởng Nobel và vai diễn Broadway và vị trí Phó Tổng đến với những người nào đã tìm ra cách quan tâm, cách xuất hiện, cách mở lòng với những trải nghiệm mới. Nền văn hóa của chúng ta được xây dựng dựa trên mối liên kết và sức thu hút và học tập và khả năng không bỏ cuộc vào chính xác thời điểm đúng.

Nhưng điều đó không dễ sắp xếp ở trong trường, cho nên chúng ta đi đường tắt và chọn các thước đo tầm thường thay thế.

Sẽ ra nếu chúng ta tuyên dương những học viên nào đều đặn cố gắng hết mình, giúp đỡ người khác nhiều nhất và dẫn dắt? Sẽ ra sao nếu chúng ta đào tạo tuyển những học viên đó, và nói rõ cho bất kỳ ai khác sẵn sàng chọn theo thái độ đó là họ cũng sẽ được tuyên dương luôn?

Sẽ ra sao nếu bạn được nhận vai, được đào tạo hoặc đạt yêu cầu bởi vì bạn đã không nản lòng, chăm chỉ và sẵn sàng cài đặt mình cho một chu trình tiến bộ không ngừng? Không phải điều đó quan trọng hơn tưởng thưởng đứa trẻ không bao giờ chuyền banh nhưng vẫn ghi được nhiều bàn thắng sao?

Trước khi bạn đề cao một thần đồng trumpet ở buổi hòa nhạc jazz, có lẽ bạn có thể đề cao đứa trẻ đã không bỏ cuộc đó. Không cần phải nói với trẻ em là một người chơi trumpet cừ khôi-sự thật là, không có ai trong đám trẻ này là Maynard Ferguson (một nghệ sĩ trumpet nổi tiếng) – chỉ cần nói cho trẻ sự thật. Nói cho trẻ nghe rằng mỗi một người nào đã tạo được sự nghiệp chơi trumpet (tất cả mọi người họ) đã làm điều đó với nỗ lực và đam mê, không phải với đôi môi biết ngân vang bẩm sinh

Chúng ta đang không dành đủ thời gian để hỏi lẫn nhau: Nhà Trường Để Làm Gì?

Nhà Trường Để Làm Gì?

Tôi đã gửi email xin phép được dịch cuốn sách của ông. Và ông đã trả lời, trong một nỗ lực dễ thương bằng tiếng Việt:

Ông trả lời bằng tiếng Việt, với sự hỗ trợ của google translate.

Ông trả lời bằng tiếng Việt, với sự hỗ trợ của google translate.

Tuy cuốn sách hướng đến nền giáo dục Mĩ, nhưng bạn sẽ thấy những nước thế-giới-thứ-nhất cũng đang đối mặt với những thách thức giáo dục không kém gì những nước thế-giới-thứ-ba như Việt Nam. Nhà trường muốn ngoan ngoãn vâng lời hơn là xây dựng nhân cách, học thuộc lòng như vẹt hơn là tư duy sâu sắc. Đó là tàn dư của giáo dục công nghiệp kéo lê từ quá khứ đến hiện tại.

Hãy nói về nhà trường và tìm hiểu xem chúng ta đang cố gắng rạo ra gì.

www.ngungtromuocmo.com là dự án biên tập cuốn sách Stop Stealing Dreams của tác giả Seth Godin với hình minh họa và typography đẹp mắt. Dự án được cập nhật đều. Mong khi đọc xong, bạn sẽ đặt câu hỏi sau cho giáo viên, cho phụ huynh, cho bạn bè, cho các em, và cho chính mình: “Nhà trường để làm gì?

Hỏi đáp, bình luận hoặc thắc mắc ở đây...