Skip to main content

John Taylor Gatto một nhà lịch sử giáo dục và nhà phê bình trường học công nghiệp hiện đại đã viết bài tiểu luận với tựa Các chương trình Giảng Dạy Cần Thiết hay Một Người Có Học cần biết những gì? Bài viết thích hợp với phát triển cá nhân.

Bài tiểu luận bắt đầu như sau:

Cách đây vài năm tại một trường Harvard, có lẽ là Trường Chính Phủ, đã đưa ra vài lời khuyên hoạch địch sự nghiệp đến các học viên trong một nền kinh tế quốc tế mới sắp đến. Trường đã cảnh báo gay gắt về các lớp học hàn lâm và bằng cấp chuyên nghiệp sẽ ngày càng mất giá khi đem ra so sánh với đào tạo thực tiễn đời sống. Người ta đã nêu ra 10 phẩm chất cốt yếu nhất để thích nghi thành công với một thế giới lao động đang thay đổi nhanh chóng. Hãy xem có bao nhiêu phẩm chất bạn đang được giảng dạy trong trường.

Trong cuốn sách tuyệt vời của Oliver Demille, A Thomas Jefferson Education, ta tìm thấy những tiêu chuẩn “người có học” khác của đại học danh tiếng Princeton và George Wryth

Danh sách kỹ năng của người “có học” tại…

Đại Học Harvard:

  1. Khả năng định rõ vấn đề mà không cần hướng dẫn.
  2. Khả năng đặt những câu hỏi khó thách thức những giả thuyết phổ biến
  3. Khả năng tiêu hóa nhanh những dữ liệu cần thiết từ khối lượng thông tin đồ sộ không liên quan đến nhau.
  4. Khả năng hoạt động trong nhóm không cần hương dẫn.
  5. Khả năng làm việc một mình tuyệt đối.
  6. Khả năng thuyết phục người khác phương phướng của bạn là đúng.
  7. Khả năng khái niệm hóa và tái tổ chức thông tin thành những khuôn mẫu mới.
  8. Khả năng thảo luận ý tưởng với tầm nhìn hướng đến tính ứng dụng.
  9. Khả năng suy nghĩ quy nạp, suy luận và biện chứng
  10. Khả năng tiếp cận vấn đề theo kinh nghiệm

Đại Học Princeton:

  1. Khả năng suy nghĩ, nói và viết rõ ràng
  2. Khả năng suy luận sâu sắc và có hệ thống.
  3. Khả năng khái niệm hóa và giải quyết vấn đề.
  4. Khả năng suy nghĩ độc lập.
  5. Khả năng chủ động làm việc độc lập.
  6. Khả năng hợp tác làm việc và học tập với người khác
  7. Khả năng đánh giá sự hiểu sâu sắc một vấn đề là gì.
  8. Khả năng phân biệt điều quan trọng từ những điều quan trọng, thứ lâu bền với thứ phù du.
  9. Quen biết với các phương pháp tư duy khác nhau (bao gồm định lượng, lịch sử, khoa học, và mỹ học).
  10. Chiều sâu kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể
  11. Khả năng thấy sự kết nối giữa rèn luyện, ý tưởng và văn hóa.
  12. Khả năng theo đuổi sự học lâu dài suốt đời.

Đại học George Wyth:

  1. Khả năng hiểu bản chất con người và chỉ huy dựa theo đó.
  2. Khả năng nhận dạng những đặc điểm cá nhân cần thiết và biến chúng thành thói quen.
  3. Khả năng thiết lập, duy trì, và phát triển các mối quan hệ lâu dài.
  4. Khả năng giữ cuộc sống mình được cân bằng thích hợp
  5. Khả năng phân biệt sự thật và sai lầm bất kể nguồn gốc thông tin hay cách chuyển giao thông tin
  6. Khả năng phân biệt sự thật và cái đúng.
  7. Khả năng và kỷ luật để làm đúng.
  8. Khả năng và kỷ luật để liên tục phát triển.

Bài học rút ra:

1. Những nguồn tin độc lập (cả ngoài và trong giới học viện) đều vô tình có định nghĩa chung về một người “có học”. Một người “có học” là người được trang bị đầy đủ để xử lý những tình huống cuộc sống thường gặp nhất. Những kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực trên là những kỹ năng hữu ích nhất trong suốt cuộc đời bạn. Nói một cách khác, một chàng nông dân học hết lớp 5 nhưng biết cách sống, cách xử lý vấn đề, cách đối nhân xử thế, vẫn được xem là “có học” hơn với anh cử nhân tự mãn vì tấm bằng, kinh nghiệm non nớt, tư duy thiếu chin chắn mơ mộng viễn vông. Và những câu chuyện gần như thần thoại về những người thành công chưa có mảnh bằng đại học cũng như thế. Những tác giả ưa thích của tôi (Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tư) là những tác giả văn học có tầm dù chưa bao giờ có cơ hội được học đại học.

2. “Giáo dục” là một quá trình liên tục và không đồng nghĩa với bằng cấp. Bằng cấp là một tín hiệu xã hội. Các trường lớp thường bỏ dạy những kỹ năng “mờ nhạt”, “khó tiêu” và “trừu tượng” này để ưu ái những kỹ năng khác dễ học, dễ tiếp cận hơn. Ví dụ giảng viên chỉ làm công việc dễ dàng là giao bài tập nhóm, để mặc phần lớn công việc nặng nhọc như cách tổ chức nhóm, họp nhóm, tranh luận, sản sinh ý tưởng cho sinh viên tự bơi. “Giáo dục” không kết thúc khi trường học kết thúc. Bài kiểm tra thật sự của đời người là độ hiệu quả cách anh phản hồi với các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày.

3. Trường học hiện tại ít hoặc không dạy những lĩnh vực quan trọng này và có thể phản tác dụng giáo dục theo 2 cách. (1) Bằng cách phức tạp hóa quá mức cần thiết những lý thuyết liên quan đến các kỹ năng này và (2) tiêu tốn thời gian/sự chú ý không cần thiết vào việc dạy những lĩnh vực không liên quan đến các kỹ năng này. Đó là thực trạng dạy và học ở nhiều trường không chỉ Việt Nam mà quốc tế.

4. Nếu bạn muốn phát triển những kỹ năng trên, cách tốt nhất là tự đầu tư thời gian, năng lượng và tài nguyên để tự học. Không nhất thiết phải tốn một khoảng học phí khổng lồ cho du học, trường học quốc tế hay các khóa học kỹ năng mềm, bạncó thểtự học những kỹ năng sinh lợi cao nhất trên với chi phí đầu tư thấp nhất. “Lãi suất” sẽ được trả trong những tình huống thực tế, bằng vật chất tiền bạc hoặc sự thỏa mãn cuộc sống. Xem Thư viện sách Phát Triển Cá Nhân VN để tìm hiểu những cuốn sách hay nhất trong nhiều lĩnh vực.

5. Chi phí giáo dục không đồng nghĩa với chất lượng giáo dục một khi học vấn của bạn không dựa dẫm hoàn toàn vào nhà trường.Tháng 8 năm 2010, Bill Gates từng phát biểu tại hội thảo Techonomy: “Trong vòng 5 năm tới Internet sẽ biến đại học thành lỗi thời”. Nhiều sinh viên năng động và có khả năng tự học đang tự thiết kế một thời khóa biểu linh động, rẻ (từ miễn phí đến rất thấp) qua:

Tôi cũng xin cảnh báo, cách này không áp dụng được với 80% người quen với việc nhồi sọ kiến thức.

Bất kể người sinh viên đang học gì, làm thì cũng nên tự thiết lập một chương trình Đại Học Cá Nhân – một chương trình tự học để hoàn thiện bản thân không phụ thuộc vào nhà trường. Đặc biệt là ngành kinh doanh nơi bạn có thể đem tất cả nhiệt tình, năng lượng và hiểu biết để học rất mau trong một ngành chú trọng vào kết quả. Thay vì đánh đổi lượng lớn thời gian và tiền bạc để theo đuổi những tấm bằng ngày càng mất giá trị trị.

Không nhất thiết phải lao vào cánh cổng đại học, trên gương mặt còn non trẻ của người thanh niên đã lấp lánh ngời sáng tương lai.

*Thực tế là học phí của ngành kinh doanh đã tăng gấp nhiều lần. Học phí các trường đại học ở Mĩ tăng gấp 10 lần so với 20 năm trước ngay cả khi trừ đi lạm phát. Ở Việt Nam học phí RMIT mỗi năm tăng thêm 10% trong khi lợi ích của tấm bằng đang sụt giảm. Một bài toán đơn giản: trị giá tăng/lợi ích giảm= giá trị giảm.

Bài đăng trên Doanh Nhân Sài Gòn…

3 Comments

Hỏi đáp, bình luận hoặc thắc mắc ở đây...