Skip to main content

Tôi chưa bao giờ để nhà trường ảnh hưởng đến sự giáo dục của mình. — Mark Twain

Nếu cha mẹ bạn lam lũ không có nhiều tri thức để truyền đạt cho con. Nếu cha mẹ bạn bận rộn kiếm đồng tiền lương thiện không có nhiều thời gian dạy dỗ bạn. Nếu bạn không có điều kiện theo đuổi tấm bằng đại học. Nếu bạn mặc cảm với ngôi trường “không danh giá” mình đang học. Nếu bạn muốn hạnh phúc và thành công. Bạn cần phải tách biệt bằng cấp và giáo dục.

Thói Trọng Bằng Cấp Của Người Việt

Ngày càng nhiều bạn trẻ chơi videogames nhiều hơn. Bởi vì bạn cần bằng Thạc Sĩ trong khi công việc trước đó cần bằng Cử Nhân, rồi bạn lại cần bằng Tiến Sĩ khi leo thang lên. Đó là tiến trình lạm phát giáo dục. Chúng ta phải suy nghĩ lại cách mình nhìn nhận trí thông minh của một người.

– Ken Robinson tại TED, phát biểu Nhà Trường giết sự sáng tạo.

Người Việt có một đặc tính xấu: Họ có thể bị lừa bởi bằng cấp của chính họ. Một khi đã có bằng cấp, họ tin chắc là họ giỏi về môn đó dù sự am hiểu của họ còn rất lơ mơ. Đối với một người Việt, bằng cấp nói lên gấp ba lần những gì họ biết. Có bằng là có tài và chúng ta yên trí.

Bằng cấp trở thành một thứ trang sức. Nó là sự hãnh diện cho người có nó, và sự tủi hổ cho người không có nó. Đánh giá người khác qua bằng cấp và cũng tự đánh giá mình qua bằng cấp. Bằng cấp trở thành phương tiện lừa người lừa mình. Và nói chung, bằng cấp không dành riêng cho những người giỏi nhất, nó dành cho những người có thể trả được học phí.  Quả là một sự đánh giá kỳ lạ.

Óc trọng bằng cấp và ham bằng cấp còn là biểu hiện của thiếu óc làm chủ và có bản năng làm công làm mướn. Nếu bạn có ý định tự xây dựng một cơ sở của riêng mình, tự làm chủ cuộc đời mình, thì chắc chắn bạn không cần bằng cấp, bạn chỉ cần kiến thức.

Việt Nam cũng là một thiên đường mua bằng, hơn cả Thái Lan nơi bạn có thể mua một tấm bằng Harvard y như thật. Bao nhiêu vị bỗng cao cường đột xuất được đề bạt vào những chức vụ cao hơn để báo thù sự dèm pha của quần chúng trọng bằng cấp.

Rõ ràng, người Việt Nam không hiểu giá trị thật của Bằng Cấp và Giáo Dục.

Tách Biệt Bằng Cấp Khỏi Giáo Dục

Giáo dc là quá trình hc nhng th hu ích – kiến thức và kỹ năng, những thứ sẽ cải thiện cuộc sống của bạn theo một cách nào đó. Giáo dục là cái diễn ra trong đầu bạn, chứ không phải trong lớp học. Giáo dục là dài hạn, là một hành trình học hỏi trọn đời.

Bng cp là quá trình hoàn thành mt danh sách các tiêu chun đ đi ly mt du hiu xã hi – bằng cấp, giấy chứng nhận, hoặc huy hiệu để chứng minh bạn đã chơi đúng luật. Bằng cấp là ngắn hạn, chỉ trong 3-4 năm sau khi ra trường bằng cấp của bạn sẽ không có giá trị bằng thành tích làm việc.

Trong trường bạn có thể học nợ môn, nợ chứng chỉ. Trong cuộc sống, bạn chỉ nợ bản thân sự giáo dục. Trường học kéo dài vài năm. Trường đời kéo dài suốt đời.

Thường giáo dục và bằng cấp được bán trọn gói. Nhưng nếu bạn tách chúng ra thành 2 đối tượng riêng biệt, một tầm nhìn mới và vô vàn những lựa chọn hấp dẫn khác sẽ được mở ra trước mắt bạn.

Bằng cấp là độc quyền của nhà trường. Nhưng giáo dục thì không. Giáo dục của bạn là độc quyền của bạn. Bạn là thầy giáo của trí óc mình, là thuyền trưởng phiêu lưu khám phá trên đại dương kiến thức của đời mình.

Khi Nào Bạn Cần Bằng Cấp?

Có một số trường hợp bạn cần bằng cấp. Bạn cần bằng bác sĩ (trừ phi bạn là Black Jack), bằng luật sư, bằng môi giới bảo hiểm, v.v… để bảo đảm người khác sẽ không bị thiệt hại bởi sự thiếu chuyên nghiệp của bạn. Hoặc nếu bạn có ý định làm ở nhà nước thì hãy chuẩn bị một mảnh bằng để không bị dèm pha.

Nhưng:

  • Bạn không cần chứng chỉ Anh Văn của ILA, Apolo, VUS (nhân thể, chúng vô dụng trong xin việc lẫn du học). Bạn cần khả năng nghe nói đọc viết Anh ngữ lưu loát. Những kỹ năng này không nhất thiết đạt được bằng cách đóng vài triệu tại trung tâm Anh ngữ.
  • Bạn không cần bằng kỹ sư máy tính hay tin học văn phòng. Bạn cần biết cách lướt web, lấy thông tin, xài facebook, thực hành excel và word.
  • Bạn không cần bằng marketing. Bạn cần khả năng sáng tạo mang 100+ khách hàng về cho công ty.
  • Bạn không cần bằng nhạc viện để trở thành Vietnam Idol hoặc Vietnam Got Talent.
  • Bạn không cần bằng MBA để khởi nghiệp kinh doanh.

Bằng Học Viên Trọn Đời

Tạ Quang Bửu (bộ trường đầu tiên của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp) không có tấm bằng chính thức nào trong thời gian du học. Nhưng ông là một nhà khoa học thông kim bác cổ nhờ tự săn tìm kiến thức cả khoa học tự nhiên lẫ xã hội không mệt mỏi trong và cả ngoài những trường đại học ông “ghé qua”. Dấu ấn của ông như một trí thức thông tuệ cũng như trong cương vị bộ trưởng đại học nước nhà là không thể phai mờ.

Giới tri thức nước nhà có những học giả tinh hoa tiêu biểu như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Khắc Viện. Nhưng Đào Duy Anh chưa có bằng đại học, còn Nguyễn Hiến Lê chỉ mới tốt nghiệp trường cao đẳng Công chánh Hà Nội năm 1934.

Giới tri thức thế giới có Edison với hàng ngàn phát minh sáng chế khi chưa học xong tiểu học. Bill Gates bỏ Harvard theo đam mê máy vi tính và trở thành một người luôn top giàu có nhất thế giới. Steve Jobs bỏ Stanford để xây dựng ước mơ Apple.

Họ tự đạt được một tấm bằng đại học cá nhân. Đây là bằng đại học của hành động, của thực hành, của kết quả chứ không chỉ lý thuyết suôn. Đây là bằng đại học được mọi người chứng nhận dựa trên kết quả và những giá trị thực sự bạn mang lại.

Xã hội hiện nay đã không quan trọng bằng cấp như xưa. Những nơi tôi làm cũng không quan trọng tấm bằng tôi đang cầm. Thư mở đầu và một cuộc phỏng vấn là đủ. Nhưng không học hành đến nơi đến chốn thì cũng thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu tính bài bản căn cốt.

Đừng đổ không ai dạy, không ai truyền đạt kinh nghiệm, không ai cho mượn sách hữu ích để đọc. Thời buổi này cha mẹ lam lũ kiếm được đồng tiền lương thiện nuôi con ăn học là khó lắm.

Người tự học và tự giáo dục mình tốt đi làm việc là khớp ngay. Đi du học là ăn ngay. Không có tự ti hay tự tôn. Một phong cách trầm tĩnh tự tin thiết thực và tác phong dứt khoát tự tin rõ ràng. Như vậy là có giáo dục. Là hữu ích cho chính mình và cho đời sống.

Hài lòng với mảnh bằng đại học sau khi bước ra khỏi cổng trường sẽ tắt hết mọi ước mơ hoài bão của bạn.

Hãy chia sẻ:

  • Loại bằng cấp nào là không cần thiết với bạn?
  • Những kỹ năng nào bạn có thể học mà không cần chứng chỉ?
  • Bạn có người thân nào không có bằng cấp mà vẫn giỏi trong một lĩnh vực cụ thể?

3 Comments

  • Son Dang says:

    Rất cảm ơn tác giả blog, tôi rất khâm phục những chia sẻ và những bài viết của bạn. Hy vọng càng nhiều người biết tới blog của bạn để có thể thay đổi tư duy.

  • Thảo Phạm says:

    Chào bạn, cảm ơn bài viết hay của bạn. Mình cũng cùng chung quan điểm với bạn là không đánh giá con người qua một mảnh giấy bằng cấp của họ. Những người vượt lên được rào cản bằng cấp là những người hiểu được thực sự họ muốn làm gì trong cuộc đời của họ. Còn nói tóm lại thì mình nghĩ chuyện coi trọng bằng cấp thì không chỉ ở Việt Nam. Mình chưa thấy một đất nước nào không coi trọng bằng cấp trong công việc. Ngay cả Mỹ, Anh, Pháp những nước tiên tiến mà ta nghĩ rằng bằng cấp thì không có giá trị gì nếu ta thực sự có khả năng. Nhưng thực tế thì đa phần sự nghiệp của mọi người tiến triển tỷ lệ theo tấm bằng mà họ có. Đó là một thực tế dù là ngu ngốc nhưng nó vẫn tồn tại hiện hữu trong xã hội dù là văn minh nhất.

  • Anonymous says:

    Xin cho biết tên tác giả bài viết trên

Hỏi đáp, bình luận hoặc thắc mắc ở đây...