Skip to main content

Đây là bảng tóm tắt cuốn 10 Days to Faster Reading nằm trong thư viện sách Phát Triển Cá Nhân VN. Bạn nên đọc sách trước để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất. Khác với các bảng tóm tắt theo mục lục, chúng ta sẽ nghiên cứu những ý tưởng quan trọng nhất và cách ứng dụng chúng vào thực tiễn. Chúc bạn mọt sách hơn sau bài viết này!

Mỗi chúng ta đều phải đọc rất nhiều sách, tạp chí, báo cáo, cập nhật Facebook… Đọc trở thành một công việc toàn thời gian. Nếu bạn học những chương trình giáo dục quốc tế, chương trình sẽ yêu cầu bạn đọc rất nhiều bài báo, sách vở để làm tư liệu tham khảo. Lên bậc thạc sĩ-tiến sĩ thì việc phải đọc hàng trăm cuốn sách trở thành một cơn ác mộng ngọt ngào.

Khi thấy 80% người tôi gặp gỡ không biết cách đọc hiệu quả và ngay cả những bạn đã học về cách đọc nhanh cũng không ứng dụng được thường xuyên, tôi biết bài viết này phải ra đời. Bài viết này sẽ giúp bạn có được một kỹ năng hiệu suất nhất quãng đời còn lại: ĐỌC NHANH!

Lưu ý: nếu sau khi luyện theo phương pháp này, bạn có thể đọc nhanh như giáo sư Xavier trong X-men – tốc độ đọc nhanh hơn tốc độ lật trang sách, thì hãy đăng ký vào kỷ lục Guinness và nhớ ghi lời cảm ơn PTCNVN.

Về Abby Marks-Beale

10 Ngày Ðọc Nhanh Hơn-Phát Triển Cá Nhân VN 2

Abby Marks-Beale là tác giả của những cuốn sách chuyên về đọc nhanh như 10 Days to Faster Reading (10 ngày đọc sách nhanh hơn)The Complete Idiot’s Guide to Speed Reading (Hướng dẫn đọc nhanh dành cho người đần thối). Khóa học đọc nhanh online RevItUpReading của tác giả. Nếu bạn muốn đọc qua đống sách, RSS, email, cập nhật Facebook với tốc độ tia chớp và sự thấu hiểu sâu sắc, thì những tài liệu đọc nhanh sau dành cho bạn.

Dưới đây là 10 ý tưởng chính từ quyển sách 10 Days to Faster Reading của Abby Marks-Beale…

 

1. Đọc tuyến tính không hiệu quả – Bạn không phải đọc từng từ một để trích xuất giá trị từ tài liệu phi tiểu thuyết

Mục đích của đọc sách phi-tiểu-thuyết không phải là đọc hết 100% chữ có trên trang giấy, mà để trích xuất những thông tin hữu ích ra. Từ nhỏ đến lớn, đa số chúng ta học đọc bằng cách đọc từ chữ đầu tiên đến chữ cuối cùng. Nếu bạn đang đọc Harry Potter hay Số Đỏ thì không sao, tiểu thuyết được viết để đọc như vậy, chậm rãi nhấm nháp thưởng thức nghệ thuật sắp đặt câu chữ tuyệt vời của tác giả. Nhưng nếu bạn đọc sách phi-tiểu-thuyết (sách làm giàu, kỹ năng, thành công) thì đó là một sự lãng phí thời gian và sự tập trung khủng khiếp.

Cách đọc hiệu quả là đọc phi-tuyến-tính – một tập hợp kỹ thuật bao gồm lướt nhanh, bỏ qua, tham khảo và ghi chú. Mục đích của cách đọc phi-tuyến-tính là trích xuất thông tin bổ ích liên quan đến những gì bạn muốn đạt được. Đây sẽ là cuộc cách mạng bộ óc của bạn. Trừ phi bạn học được kỹ thuật đọc sách phi-tuyến-tính, bạn vẫn đang lãng phí tiềm năng bộ óc của mình theo cách đọc truyền thống và đầy tính bản năng như vậy.

Cho đến nay bạn đã bị lừa bởi hiểu rằng “đọc sách” là lật từng trang cho đến khi không còn trang nào nữa để lật. Đó là định nghĩa dễ dàng của người kém động não, nhưng không phải định nghĩa đúng. Một khi bạn thoải mái với quan điểm mình không phải đọc sách từ đầu đến cuối mới hưởng lợi được từ quyển sách, bạn có thể đọc nhanh hơn rất nhiều, và thanh thản bỏ quyển sách xuống mà không cảm thấy “có tội” một khi bạn đã học được những gì cần thiết.

2. Chọn tài liệu đọc: Nhẫn tâm biên soạn tài liệu đọc của bạn

Hầu hết chúng ta có quá nhiều thứ phải đọc. Sách, báo, tạp chí, e-mail, blog, facebook làm bạn bị bội thực thông tin. Trừ phi bạn là một người ăn kiêng thông tin sành sỏi, ngoài ra bạn phải học cách lựa chọn.

Phân loại ưu tiên sẽ giúp bạn đọc những tài liệu quan trọng nhất trước. Nguyên lý 80/20 khẳng định 80% kiến thức và kỹ năng quan trọng đến từ 20% tài liệu bạn đọc được. 20% này là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) giúp bạn đạt được điều bạn muốn. Khi bạn có một chồng giấy để đọc, chắc chắn một vài tài liệu sẽ quan trọng hơn hết thảy với bạn trong hoàn cảnh hiện tại.

Biết rõ bạn muốn làm gì là điều cần thiết để phân loại ưu tiên chồng tài liệu của bạn hiệu quả. Nếu bạn dành thời gian để mô tả rõ ràng mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng nhận biết tài liệu này có giúp bạn đạt được điều bạn muốn không.

Đây là ví dụ thứ tự phân loại ưu tiện của tôi:

  1. Sách: những thông tin chất lượng nhất nằm ở đây giúp bạn tạo ra sự thay đổi dài lâu. 1 sách/tuần.
  2. Tạp chí học thuật: những bài báo được chứng nhận của chuyên gia
  3. Báo và tạp chí: những bài viết hữu ích nhưng không và mang tính giải trí cho sở thích cá nhân. 1-3 báo/tuần
  4. Email: công việc và giao tiếp quan trọng, kiểm tra email 2 lần/ngày
  5. Facebook, Twitter, Google+: cập nhật tin tức từ những người thân, 1 lần/ngày
  6. Blog: cái nhìn sâu và đáng tin cậy của một số blogger uy tín.

3. Hỏi trước khi đọc: Sức mạnh của Đặt-mục-tiêu

Đọc phi-tuyến-tính hiệu quả KHÔNG bắt đầu bằng việc lượm sách lên rồi đọc. Bạn có thể nhân hiệu quả đọc của mình lên với vài phút suy ngẫm tại sao mình lại mất công đọc thứ này làm gì? Đây là kỹ thuật “Đặt-mục-tiêu”.

Đặt-mục-tiêu là nghệ thuật quyết định bạn muốn học gì bằng cách đọc tài liệu này. Biết loại thông tin gì sẽ giúp bạn, câu hỏi nào bạn muốn được trả lời, và bạn sẽ áp dụng tài liệu ra sao, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những thông tin hữu ích khi gặp phải. Các hội thảo và quyển sách hiệu quả luôn có một chương để giới thiệu bạn sẽ học được gì từ cuộc mua sắm này.

Hãy viết 8-10 câu hỏi trên một trang giấy hoặc sổ tay trước khi bạn mở quyển sách ra. Bằng cách đó, bạn đã ra lệnh cho bộ não tìm kiếm những thông tin bạn muốn tìm – đây là khái niệm quan trọng tôi gọi là “dự đoán”.

4. Dự đoán: Lợi ích của xem lướt

Dự đoán là phương thức “lập trình” cho bộ não bạn chủ động để ý những điểm cụ thể trong môi trường. “Người này có những điểm tích cực gì? Tiêu cực gì?” Nếu bạn chăm chú tìm mặt tốt ở con người, bạn sẽ tìm ra. Nếu bạn chăm chú tìm mặt xấu ở con người, bạn sẽ tìm ra. Thế giới không tự nhiên xuất hiện thêm nhiều người tốt/xấu, họ luôn ở đó, nhưng trước đây tâm trí bạn không để ý. Sở thích của bạn đã thay đổi lăng kính lọc của bạn giúp bạn nhìn cuộc đời đẹp đẽ/xấu xí hơn.

Dự đoán xảy ra vô thức, nhưng bạn có thể tỉnh táo kiểm soát nó. Đặt-mục-tiêu cho bạn cơ hội kiểm soát lăng kính lọc để tập trung vào những thông tin liên quan đến sở thích của bạn. Điều này cho phép bạn đọc siêu nhanh – khi bạn chủ động dự đoán, bạn có thể đọc lướt quyển sách nhanh chóng cho đến khi não bạn nhận ra thứ gì đó thú vị và quan trọng. Do đồng tử mắt của bạn sẽ giãn nở để nhận thêm ánh sáng khi bạn gặp những đoạn liên quan đến điều bạn đang tìm kiếm. Điều này giúp bạn tiếp nhận thêm nhiều dữ liệu mà không cần gắng sức.

Nghe như ảo thuật, nhưng bộ não của bạn chỉ thực hiện chức năng thường nhật của nó mà thôi. Bình thường như một người đàn ông gặp một người phụ nữ, anh ta sẽ vô thức đặt-mục-tiêu (thưởng thức cái đẹp), nhìn-lướt (toàn phần từ trên xuống) rồi nhìn-tập-trung (xoáy sâu chuyên môn) vào “thập bát mô”.

Trước khi bạn bắt đầu đọc, đừng bỏ qua hai mục thông tin giàu có nhất của quyển sách: mục lục và liệt kê. Mục lục cho bạn thông tin về cấu trúc, nội dung và trật tự của quyển sách. Liệt kê là một công cụ tham khảo hữu ích và là bản đồ thể hiện những từ khóa chính của quyển sách. Nếu có một khái niệm bạn không hiểu, hãy ghi lại từ khóa này và tra cứu. Trong 100% câu chữ trong sách, chỉ cần 20% từ khóa-ý tưởng chính sẽ giúp bạn thu nạp được kiến thức bạn muốn. Cố gắng nhớ nhiều hơn 20% này (bằng cách đọc đi đọc lại, nhớ từng câu chữ) là việc lãng phí. 20% chính là liều lượng hiệu quả tối thiểu (MED) bạn cần.

Đặt-mục-tiêu và dự đoán chỉ tốn vài phút. Xong, bạn đã sẵn sàng để đọc sách như bay.

5. Suy nghĩ nhanh hơn từ ngữ

Rào cản lớn nhất của đọc nhanh hơn là đọc thầm: phát âm chữ thay vì lưu suy nghĩ. Đọc thầm là công cụ hữu ích khi bạn học đọc, nhưng cũng là rào cản giới hạn tốc độ đọc của bạn. Nếu bạn đã qua giai đoạn tập tễnh đi bằng hai chân thì đừng bắt bộ não mình phải chịu đọc thầm. Tâm trí con người có khả năng tiếp nạp chữ viết thành suy nghĩ nhanh hơn khả năng đọc chữ.

Bước đầu tiên để diệt trừ thói quen xấu này là nhận biết bạn đang đọc thầm. Chọn một tài liệu và chú ý điều gì diễn ra trong tâm trí bạn khi bạn đang đọc. Nếu bạn đọc từng từ với chính mình, bạn đang đọc thầm. Để dừng, bạn chỉ cần đọc nhanh hơn: tốc độ càng cao bạn càng quên đi việc phải đọc thầm, và bạn sẽ ngạc nhiên mức độ hiểu và nhớ của mình.

Nhận ra mình có thể hiểu mà không cần đọc thầm là một bước ngoặt quan trọng giúp bạn tăng tốc đọc nhanh.

6. Mắt bạn có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn bạn nghĩ

Cửa sổ tâm hồn của bạn có thể dễ dàng đón nhận nhiều hơn một từ một lúc. Thay vì nhìn cố định từng từ, xem một lúc 3-5 từ một lúc sẽ giúp bạn tăng tốc độ đọc mà không ảnh hưởng đến khả năng hiểu. Học cách đọc 5+ từ cùng lúc chỉ là vấn đề của luyện tập. Quyển sách của Marks-Beale có nhiều bài tập giúp bạn học được kỹ năng này.

Những người mới học đọc nhanh thường nhắm học kỹ thuật dịch chuyển mắt trước, bởi đây không phải là phần quan trọng nhất của đọc nhanh. Nếu bạn làm chủ được Đặt-mục-tiêu và dự đoán, kỹ năng dịch chuyển mắt sẽ đến tự nhiên cùng luyện tập và kinh nghiệm.

*2 công cụ hiệu quả giúp bạn rèn luyện khả năng đọc nhanh là phần mềm Spreeder (miễn phí) và 7 Speed Reading (có phí)

7. Ghi chú để hiểu và nhớ lâu hơn

Đọc không phải là hoạt động thụ động – không như TV khi bạn ngồi trên đón nhận hình ảnh. Đọc là một tiến trình trí óc chủ động có thể dẫn đến rất nhiều nhận thức và mối liên kết bất ngờ. Mỗi người sẽ có những kết quả khác nhau từ trải nghiệm đọc sách. Lưu lại những giây phút giác ngộ này trước khi bạn quên sẽ rất quý giá.

Đừng ngại viết khi bạn đọc. Ghi chú có hai tác dụng: tạo ra một mục lục những suy nghĩ của bạn làm tài liệu tham khảo về sau, và giúp bạn nhớ dai hơn những gì đã học. Nếu bạn đọc và viết xuống một cái gì đó, nó sẽ được lưu vào ký-ức-dài-hạn. Quá trình lưu ý tưởng rất hữu dụng – bạn có thể lóe nhiều ý tưởng mới mẻ bằng cách đọc những ghi chú cũ.

Ghi chú có rất nhiều dạng. Tôi áp dụng tất cả:

  • Viết trực tiếp trên lề sách,
  • Lưu nhật ký sổ tay: bút 4 màu và sổ tay bỏ túi
  • Vẽ bản đồ tư duy: vẽ tay – phần mềm Mindjet, cách ghi chú phi-tuyến-tính
  • Sử dụng phần mềm trên thiết bị điện tử: Onenote-Everest.

Dù bạn chọn hình thức nào, hãy nhớ luôn luôn ghi chú.

8. Loại bỏ mọi xao lãng cho Kết quả tốt nhất

Đọc nhanh đòi hỏi một nỗ lực tập trung tinh thần cao độ. Làm đúng, đọc nhanh sẽ thu hút sự chú ý , thách thức kỹ năng, và nâng cao sự tập trung của bạn. Nếu điện thoại reo, thông báo email mới nhảy ra, và đồng nghiệp thường xuyên làm gián đoạn bạn, hãy đi tìm một nơi phù hợp cho tư duy tập trung trầm tĩnh của bạn được bay bổng.

Đừng bao giờ để đồng nghiệp làm phiền bạn vì bạn đọc sách ở chỗ làm. Hãy đeo headphone vào giả bộ nghe nhạc. Hãy nhìn họ bằng “cặp mắt ác quỷ” khi bị làm phiền. Đọc sách là công việc. Đọc sách là một trong những hoạt động hiệu quả nhất bạn có thể đầu tư thời gian vào.

9. Thách thức tác giả – Lưu câu hỏi và phản biện của bạn

Một trong những điểm khác biệt khi bạn đọc gạo bài cho nhà trường và đọc tự học cho đại học cá nhân của mình là khả năng kết nối với tác giả bạn vừa tôn trọng vừa không đồng tình và đạt được câu trả lời. Hầu hết chúng ta lớn lên đọc sách vở và tài liệu nhà trường giao cho chỉ để vượt qua những bài kiểm tra, nên chúng ta thường quên mất tác giả là những con người thật rất vui lòng được kết nối với độc giả của họ.

Lưu những dòng suy nghĩ khi bạn đọc là cơ hội vàng để thảo luận và kết nối với tác giả và những độc giả có chung mối quan tâm. Một khi bạn đã phác thảo bức tranh tư duy của mình về một quyển sách, bạn sẽ ở một vị trí, một đẳng cấp tốt hơn để đưa ra những câu hỏi, bình luận, trao đổi và phản biện thú vị và bổ ích về tác phẩm với người khác.

Tôi thường đọc một quyển sách hai lần. Lần đầu tiên không quan trọng: giữ tâm trí cởi mở như dù và cố gắng hiểu ý tưởng chính và quan điểm của tác giả. Lần thứ hai quan trọng: quyển sách có điểm nào rối rắm hay mâu thuẫn? Có quan điểm nào tôi không đồng tình? Vì sao? Nếu có, tôi sẽ trích xuất những suy nghĩ này lại để tham khảo và trao đổi sau.

10. Đọc thôi không đủ – Tập trung Áp dụng những gì bạn đã đọc

Mục đích của đọc sách-phi-tiểu-thuyết không chỉ đơn giản là chỉ để thủ dâm tinh thần – mà để học những gì hữu ích. Đọc là hoạt động vui nhộn, và sẽ vui hơn nữa khi bạn biến chúng thành kỹ năng. Sự đầu tư tiền tài, thời gian và sự chú ý của bạn sẽ không sinh lợi cho đến khi bạn phù phép biến những gì mình đã đọc thành kết quả thực tế.

Sau khi đọc xong một quyển sách hay, bạn luôn có thể thêm vào danh sách việc-phải-làm hoặc dự án của mình ít nhất 3 việc để hành động. Ghi ra 3 việc này trong khi bạn đang đọc, và ôn lại danh sách sau khi đọc xong. Đây là Bước-hành-động nên liên quan trực tiếp tới việc hoàn thành những mục tiêu bạn đã đặt ra trong bước Đặt-mục-tiêu.

Đọc tài liệu phi-tiểu-thuyết hiệu quả là một kỹ năng – Lợi ích thu về cực lớn

Đọc tài liệu phi-tiểu-thuyết là một kỹ năng. Kỹ năng nào cũng cần thời gian và luyện tập để hoàn hảo. Đọc là một trong những hoạt động hiệu quả và tiêu tốn nhiều thời gian nhất đời người. Một khi đã quen rồi, bạn sẽ cảm thấy hiệu suất của mình tăng khủng khiếp.

Hiện nay, sau khi học xong sách 10 Days to Faster Reading, tôi tăng 400% tốc độ đọc của mình. Đồng nghĩa tôi có thể đọc và hiểu hầu hết một quyển sách chỉ với 10-15 phút thay vì 60 phút như trước đây. Hồi học đại học, tôi ung dung lướt qua kỳ kiểm tra trong khi bạn bè vật vã (hoặc lơ luôn) với quyển sách học dày 500 trang khi mới mài dũa kỹ thuật đọc nhanh còn thô ráp.

Đi vào nhà sách, mua 7 quyển sách khoa học, kinh tế, chính trị, kỹ năng…Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ. Áp dụng các kỹ thuật bạn đã học được với mỗi quyển sách trong 10 phút. Hết giờ, hãy viết vào sổ tay những gì bạn đã học được. Bảo đảm bạn sẽ ngạc nhiên với chính mình.

Click để Mua Sách →

*Bản tóm tắt dựa trên bản giới thiệu của PersonalMBA và trải nghiệm sau khi đọc của tôi.

40 Comments

  • greatsun0 says:

    đối với phi tiểu thuyết thì ít nhất 10 trang tùy vào độ khó (và ngôn ngữ). Những cuốn dễ đọc như Tôi Tài Giỏi thì 10′ là anh xong quyển sách (và không đáng đọc lại).

  • Vnmaster9 says:

    Trung bình 10\’ anh đọc hiểu được bao nhiêy trang sách ạ?

    • greatsun0 says:

      đối với phi tiểu thuyết thì ít nhất 10 trang tùy vào độ khó (và ngôn ngữ). Những cuốn dễ đọc như Tôi Tài Giỏi thì 10\’ là anh xong quyển sách (và không đáng đọc lại).

      • Khôi Nguyên says:

        Hi anh Nhật,
        Sau khi đọc bài 10 NGÀY ĐỌC NHANH của anh, em lựa chọn bắt đầu luyện đọc nhanh ( lâu nay em chần chừ), em có một vài câu hỏi em thắc mắc trước khi bước vào luyện đọc nhanh
        1) Tại sao có sách đọc nhanh được, có sách không đọc nhanh được ? Sự khác biệt từ đâu: Tài liệu đọc, mục tiêu đọc, kiến thức nền, … ?
        2) Anh có thể share một kế hoạch rèn + sự kiểm soát cho 10 ngày đọc nhanh trong sách được chứ?
        3) Em vui mừng biết bao khi được anh share ebook mà anh đã dịch nhỉ?
        Đa tạ anh trước ạ

        • greatsun0 says:

          1.Tiểu thuyết vs phi tiể thuyết
          2.Trong sách.
          3.Muộn rồi em ạ. Chỉ dành cho các độc giả nhân dịp sinh nhật anh. Em chờ năm sau nhé.

          • Nguyễn Phước Thành says:

            Anh, quyển sách anh nói đến \”10 days to faster reading\”, anh có thể cho em mượn đọc khoảng 2 tuần không ? Em không có điều kiện đủ để mua sách anh à.

  • Minhtienlhn says:

    ôi trời, 10\’ @@!

  • Khanh Dong Doi says:

    Lúc đầu mình cũng nghĩ thế, nhưng sau đó, tham khảo thêm nhiều cuốn sách dạy đọc nhanh, và các bài viết trên Internet về đọc nhanh thì mình thấy thế này.

    1) Đọc nhanh không nên áp dụng với mọi loại sách. Có những thể loại nên đọc nhanh, có thể loại cần đọc chậm; nhất là những thể loại thiên về cần chiều sâu tư duy thì càng phải đọc bình thường, hoặc có những đoạn cần chậm thì cần phải chậm. Lý do: Khi bạn đọc với tốc độ bình thường, các nơ-ron sẽ kết nối quá khứ và hiện tại, tương lai để cho ra tri thức của riêng bạn, phù hợp với bạn.

    2) Đọc nhanh là điều cần thiết, khi bạn yêu cầu mình đọc ngày càng nhanh, thì bạn sẽ đọc ngày càng nhanh.

    3) Nhớ mục đích của việc đọc sách là tri thức chứ không phải là nhanh hay chậm. Cái gì lưu lại trong đầu bạn và sẽ ứng dụng nó như thế nào mới quan trọng. Đọc nhanh chỉ là cái thứ yếu, cùng lắm là đứng thứ 2 chứ không phải đứng thứ 1.

    4) Có những người không phù hợp để đọc nhanh, cũng như có những người rất khó tập trung khi đọc sách. Đừng quên, 8 loại hình trí thông minh, có người logic giỏi nhưng có người hát giỏi, vẽ giỏi, chạy giỏi…

    5)….vừa có 1 ý nghĩ lóe lên…chưa kịp viết ra thì…đâu mất rồi 😀

  • Khanh Dong Doi says:

    Đọc sách nhanh quá hay chậm quá đều không hiểu được gì cả (trích trong phần mềm tDanhngon 1.1).

  • Cú Lợn says:

    Nhiều lúc mình đọc nhanh quá ko nhớ phía trước nó nói gì? Cảm giác như tốc độ đọc hiểu của bộ não chậm hơn mắt… Ko biết làm sao để khắc phục đây?

  • Nguyên Ngộ Ngộ says:

    Anh Nhật ơi.
    Theo em được biết có một trường phái nữa đó là ĐỌC CHẬM. Điển hình là cuốn sách ở dưới dạy đọc chậm.
    http://www.amazon.com/The-Art-Slow-Reading-Time-Honored/dp/0325037310/ref=pd_bxgy_b_img_y
    Mong anh sớm share để có cái nhìn toàn diện hơn và so sánh giữa nghệ thuật đọc nhanh và nghệ thuật đọc chậm để giúp việc LỰA CHỌN CÁCH ĐỌC CHO TỪNG TÀI LIỆU tốt hơn ạ.
    Cảm ơn anh.

  • Nhat Tran says:

    Em đọc Tony Buzan và những tác giả khác về đọc nhanh thì phải hiểu. Đọc chậm chỉ dành cho những tác phẩm tiểu thuyết, hoặc các áng văn thơ, hoặc các tác phẩm cần đào sâu suy nghĩ. Trường phái đọc chậm là để thưởng thức chứ không phải để hấp thu thông tin.

    Và anh đã nói điều này rõ trong bài viết.

  • A-Man Nguyễn says:

    chac fai luyen tap nhiu lem. Ai doc sach cung deu doc tham ca.

  • có phải là nên hạn chế đọc thầm nếu muốn đọc nhanh không mọi người

  • chào anh, cuốn "tôi tài giỏi" là 1 cuốn em đã đọc qua và em thấy đây là 1 cuốn sách rất hay và cũng rất dễ đọc. Nhưng a nói chỉ 10' là a đã đọc hết cuốn sách mà ko cần đọc lại, thì như vậy a có nhớ đc hết những kỹ năng tác giả đề cập trong cuốn sách, hay là những kỹ năng đó a đã đc biết nó từ trước rồi nên a k cần xem lại nữa . Bản thân em đôi khi cũng phải giở sách ra xem lại ko thì ko thể nhớ đc hết

  • Nhat Tran says:

    2 em. Anh đọc sách non-fiction thì tim theo ý tưởng. Ý tưởng của cuốn thì ko có gì mới vì cũng học từ Tony Buzan, và một chút xíu NLP của Tony Robbins. Trong danh sách những cuốn sách phải đọc anh tham khảo từ nhiều nguồn quốc tế, về khả năng học tập, thì không thấy đề cập đến "Tôi Tài Giỏi"

    • Nguyễn Thanh Lâm says:

      Anh ơi, những cuốn sách cần đọc từ nhiều nguồn quốc tế là nhũng cuốn nào ạ? và những cuốn sách cần đọc trong tuổi thanh niên từ nhiều nguồn quốc tế là những cuốn nào ạ?

  • Nhat Tran . Chào a . Thế a cho em hỏi , về kỹ năng giao tiếp thì những cuốn nào phải đọc hả anh. Em cảm ơn

  • Nhat Tran says:

    Trong Vu Em xem mục Tài Liệu của PTCNVN nhé.

  • cho mình hỏi bạn hay đọc bài của những blogger nào? 😀

  • Nobita says:

    Hi anh. Giả sử em đọc một quyển sách về y học. Mỗi bệnh có rất nhiều triệu chứng cần nhớ. Vậy đọc nhanh quyển sách đấy ntn ạ. Thanks anh

  • Đình Khiêm says:

    Lời cảm ơn thứ 2 trong , cảm ơn anh người chưa gặp mặt…

  • Anonymous says:

    2 anh,anh cho em danh sach nhung cuon sach fai doc vs

  • Em có thể mua nhé. Anh không chia sẻ sách bản quyền được.

  • Thu says:

    Anh ơi, làm sao mà bỏ thói quen đọc thâm được ạ?

  • Sách ngắn says:

    Cảm ơn tác giả đã chia sẻ, thông tin anh đưa ra rất hay và bổ ích. Thực ra còn một cách khác để các bạn tiếp thu nhanh hơn một cuốn sách, đó là việc nghe các audio đọc sách từ các kênh sách nói. Sách ngắn là một kênh như vậy, các bạn có thể ghe thăm kênh của mình. Sách ngắn là một kênh đọc sách với tốc độ nhanh hơn 35%, giúp bạn tiếp thu tốt hơn, chủ động và tiết kiệm thời gian hơn phương thức thông thường.
    Link kênh của mình là: https://www.youtube.com/channel/UCudsDa6aA5V2J0p4XVgYFsg

  • anh ơi anh hết bán sách này rồi hả anh

Hỏi đáp, bình luận hoặc thắc mắc ở đây...